Nhiều người thắc mắc ung thư dạ dày có nguy hiểm không bởi đây là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Theo thống kê của GLOBOCAN, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở Việt Nam đứng thứ 4 trong các loại ung thư và tỷ lệ tử vong đứng thứ 3. Vậy hãy cùng tìm hiểu bài viết sau để hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của ung thư dạ dày cũng như cách giảm biến chứng nguy hiểm nhé!

Ung thư dạ dày có nguy hiểm không?

Theo thống kê năm 2020 của Globocan, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng. Trong đó, năm 2020 Việt Nam có 17906 người mắc bệnh ung thư dạ dày, chiếm 9,8% trong tổng số loại ung thư. Tỷ lệ tử vong vì bệnh là 14615 người, chiếm 11,9%. Đây là những con số đáng báo động về bệnh ung thư dạ dày, đặc biệt là trong tình trạng xã hội ngày càng phát triển. Chính vì vậy, ung thư dạ dày là bệnh lý nguy hiểm. 

Chuyên gia cho biết, ung thư dạ dày nguy hiểm do: 

- Ung thư dạ dày sớm thường không có triệu chứng rõ ràng. Nhiều người thấy đau vùng thượng vị, có thể lan ra sau lưng kèm theo cảm giác mệt mỏi, chán ăn và nóng rát, dễ nhầm lẫn với bệnh viêm loét dạ dày. 

- Tế bào ung thư dạ dày có khả năng tiến triển nhanh và di căn đến những cơ quan khác. Do vậy, rất khó để loại bỏ triệt để chúng ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, nếu tế bào ung thư dạ dày giai đoạn cuối phát triển ở những cơ quan như xương, phổi, não, thận, gan,… sẽ khiến cơ thể suy sụp nhanh chóng vì chức năng của nhiều cơ quan cùng bị ảnh hưởng một lúc.

Tế bào ung thư dạ dày có thể di căn đến cơ quan khác

Tế bào ung thư dạ dày có thể di căn đến cơ quan khác

>>> Xem thêm: Người bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Dấu hiệu ung thư dạ dày trở nên nguy hiểm

Bệnh ung thư dạ dày nguy hiểm hơn khi khối u di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể như gan, xương, phổi,... Ung thư dạ dày đã di căn sang các vùng khác trên cơ thể thường có một số triệu chứng đáng chú ý như:

  • Đau dạ dày hoặc khó chịu.
  • Khó tiêu hoặc ợ chua.
  • Ăn mất ngon.
  • Cảm giác no sau bữa ăn nhỏ.
  • Khó nuốt.
  • Giảm cân.
  • Phân có máu.
  • Mệt mỏi.

Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác có thể xuất hiện tùy thuộc vào nơi ung thư dạ dày đã di căn. 

  • Hạch bạch huyết: Ngứa cổ, ho nhiều, hạch ở xương hàm hoặc cổ họng, hạch không cố định và ấn vào không đau nhưng có thể vỡ.
  • Xương: Xương yếu và đau ở mức độ nặng, chán ăn, táo bón, thiếu máu, suy nhược cơ thể.
  • Gan: Vàng da, mắt, chướng bụng, nôn ra máu, sốt cao, đổ mồ hôi.

Tuy nhiên, những triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý khác nên cần có chẩn đoán của bác sĩ để xác định xem có phải do ung thư dạ dày di căn không.

Ung thư dạ dày nguy hiểm khi di căn đến gan

Ung thư dạ dày nguy hiểm khi di căn đến gan

>>> Xem thêm: Ung thư dạ dày giai đoạn 2 - Thông tin quan trọng cần biết

Những lưu ý khi điều trị ung thư dạ dày để tránh biến chứng nguy hiểm

Nhiều người cũng thắc mắc ung thư dạ dày có chết không, ung thư dạ dày có chữa khỏi không? Thực tế, ung thư dạ dày nếu phát hiện ở giai đoạn sớm thì có thể cải thiện bệnh nhưng để chữa khỏi hoàn toàn thì rất khó. Nhiều trường hợp dù đã phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị thì vẫn có thể tái phát. Vì vậy, bên cạnh tuân thủ điều trị thì chế độ dinh dưỡng, lối sống hợp lý cũng có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh. Do vậy, người bị ung thư dạ dày cần được chăm sóc theo chế độ riêng. 

Thay đổi chế độ ăn

Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh. Chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế rượu bia, thực phẩm chứa nhiều chất béo, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày là điều mà bất cứ ai bị ung thư dạ dày cũng nên thực hiện. 

Tập luyện đều đặn

Khi bị ung thư dạ dày cơ thể người bệnh yếu hơn bình thường nên rất ngại vận động. Tuy nhiên, tập luyện nhẹ nhàng, đều đặn sẽ giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, tốt cho việc điều trị. Nhưng người bệnh cũng nên lưu ý tránh hoạt động quá sức, nên chọn những bài tập nhẹ nhàng cho người ung thư. Trong quá trình tập nếu thấy mệt thì nên dừng lại ngay.

Hiện nay, các phương pháp điều trị ung thư dạ dày phổ biến nhất là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Bên cạnh hiệu quả là tấn công trực tiếp lên tế bào khối u đã hình thành thì những phương pháp trên cũng tác động vào cả tế bào lành, gây thiếu máu, giảm bạch cầu, rụng tóc,... 

Mặt khác, những phương pháp này gần như không tác động đến giai đoạn sớm, mầm mống sinh khối u, chỉ can thiệp khi bệnh ở giai đoạn muộn (tế bào ung thư đã hình thành) nên tỷ lệ tái phát và tử vong cao; Đặc biệt là không có tác dụng phòng ngừa ở người có nguy cơ cao mắc bệnh (như người sống, làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm hoặc người có lịch sử gia đình/hàng xóm nhiều người mắc ung thư) và người sau khi đã điều trị ung thư dạ dày. Vì vậy, ngày nay nhiều người có xu hướng kết hợp đông – tây y trong điều trị, đó là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày, vừa giảm nhẹ triệu chứng, tăng cường sức đề kháng, vừa góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và giảm nhẹ tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị

Nổi bật trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính Oncolysin (MSM, kẽm salicylate + methylsulfonylmethane (MSM) + cao sơn đậu căn) giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ hồi phục bệnh. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ung thư dạ dày có nguy hiểm không. Nếu cần hỗ trợ về bệnh ung thư dạ dày hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

 

 

Link tham khảo:

https://moffitt.org/cancers/stomach-gastric-cancer/faqs/what-is-metastatic-stomach-cancer/

https://www.cancer.net/cancer-types/stomach-cancer/statistics

https://gco.iarc.fr/today/data/factsheets/populations/704-viet-nam-fact-sheets.pdf