Bệnh ung thư dạ dày ngày càng phổ biến và để lại hậu quả nặng nề. Vì thế điều trị ung thư dạ dày rất quan trọng trong kế hoạch phòng chống ung thư của mỗi quốc gia. Hiện nay, có rất nhiều cách chữa ung thư dạ dày. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp nhất cho mỗi người.

5 cách điều trị ung thư dạ dày bạn cần biết

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường khó phát hiện vì các triệu chứng tương tự như bệnh viêm dạ dày. Người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và thực hiện các biện pháp chẩn đoán. 

Các biện pháp thường được sử dụng trong bệnh viện để chữa ung thư dạ dày bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị đích hay dùng liệu pháp miễn dịch.

Phẫu thuật cắt bỏ ung thư dạ dày

Tiên lượng của người bệnh sẽ tốt hơn nếu phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn 1, 2. Phẫu thuật là phương pháp điều trị có ý nghĩa quan trọng nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn này. Người bệnh có thể được chỉ định cắt bỏ một phần dạ dày. Các loại phẫu thuật được áp dụng cho người bệnh ung thư dạ dày bao gồm:

Cắt khối u qua nội soi

Ở giai đoạn đầu của ung thư dạ dày, khối u còn nhỏ (dưới 2cm), thể biệt hóa tốt, không loét, giới hạn trong lớp niêm mạc hoặc cơ nội mạc có thể cắt được bằng nội soi dạ dày. Cách điều trị ung thư bao tử (dạ dày) này bao gồm: Cắt bỏ niêm mạc qua nội soi (EMR) và bóc tách dưới niêm mạc qua nội soi (ESD).

Sau khi điều trị bằng phương pháp này, người bệnh cần được theo dõi bằng cách nội soi 2 tháng/lần. 

Phau-thuat-dieu-tri-ung-thu-da-day.webp

Phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày 

Cắt dạ dày

Cắt dạ dày triệt để nên được xem xét đối với các trường hợp nghi ngờ còn sót lại tế bào ung thư. Phương pháp chữa trị ung thư dạ dày này bao gồm cắt toàn bộ hoặc gần như toàn bộ dạ dày. Cắt dạ dày được áp dụng khi khối u xâm lấn từ lớp dưới niêm mạc của dạ dày. Bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách hạch để đảm bảo nguyên tắc phẫu thuật triệt để. Ngoài ra, phẫu thuật còn được áp dụng để điều trị các biến chứng chảy máu hoặc tắc ruột.

Phẫu thuật ung thư dạ dày là một cuộc đại phẫu có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng. Sau khi mổ, mỗi lần người bệnh chỉ được ăn một lượng nhỏ thức ăn, chia thành nhiều lần trong ngày. 

Biến chứng thường gặp sau khi cắt dạ dày là hội chứng dumping. Ngoài ra, người bệnh có thể bị chuột rút, buồn nôn, chóng mặt và tiêu chảy sau khi ăn. Điều này là do thức ăn đi vào ruột non quá nhanh. Hãy trao đổi với bác sĩ những biến chứng này để có hướng xử trí phù hợp, tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.

Hóa trị

Mục tiêu của hóa trị là tiêu diệt các tế bào ung thư, làm chậm sự phát triển và phân chia của khối u hoặc giảm triệu chứng nếu bệnh ở giai đoạn muộn. Hóa trị ung thư dạ dày được thực hiện bằng đường uống hoặc tiêm trước hay sau khi phẫu thuật. 

  • Hóa trị trước khi phẫu thuật: Giúp giảm kích thước khối u và dễ dàng cắt bỏ hơn.
  • Hóa trị bổ trợ sau phẫu thuật: Tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại và ngăn ngừa tái phát.

Các loại thuốc thường được sử dụng cho hóa trị liệu bao gồm:

  • Cisplatin.
  • Oxaliplatin (Eloxatin).
  • Fluorouracil (5-FU, Efudex).

hoa-tri-la-phuong-phap-dieu-tri-ung-thu-da-day.webp

Hoá trị là phương pháp điều trị ung thư dạ dày

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp dùng tia phóng xạ với năng lượng cao tiêu diệt tế bào ung thư. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, không thể phẫu thuật thì có thể kết hợp xạ trị và hóa trị. Lúc đó, mục tiêu điều trị ung thư dạ dày còn tùy từng trường hợp, có thể chỉ là giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Khi ung thư dạ dày di căn có thể điều trị như sau:

  • Di căn xương: Chiếu tia bên ngoài hoặc bên trong.
  • Di căn não: Xạ phẫu bằng dao gamma hoặc xạ trị toàn bộ não.

Các tác dụng phụ sau khi xạ trị bao gồm mệt mỏi, phản ứng nhẹ trên da, khó chịu ở dạ dày và đi ngoài phân lỏng. Sau khi xạ trị ung thư dạ dày kết thúc, hầu hết các tác dụng phụ sẽ biến mất. Người bệnh nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ về các tác dụng phụ có thể xảy ra và thời gian phục hồi. Trong quá trình xạ trị, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc bổ trợ để làm giảm các triệu chứng này.

Xa-tri-benh-ung-thu-da-day-phat-hien-muon.webp

Xạ trị bệnh ung thư dạ dày phát hiện muộn

Điều trị đích (Targeted therapy)

Điều trị đích hay liệu pháp nhắm trúng đích là phương pháp dùng thuốc tác động vào gen hay protein chuyên biệt ở tế bào ung thư. Tuy nhiên, các tế bào ung thư không giống như tế bào bình thường. Thuốc điều trị đích nhắm mục tiêu giúp giải quyết những khác biệt này, vì vậy chúng cũng sẽ có những tác dụng phụ khác với hóa chất. 

Một trong những thuốc điều trị đích được sử dụng khá phổ biến là Trastuzumab. Việc sử dụng Trastuzumab kết hợp với hóa trị trong ung thư giai đoạn cuối có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cụ thể, thuốc giúp hạn chế tình trạng buồn nôn, chán ăn, rụng tóc,... của người mắc ung thư dạ dày.

Liệu pháp miễn dịch (Immunotherapy)

Liệu pháp miễn dịch chữa trị ung thư dạ dày bằng cách dùng thuốc ức chế chốt kiểm soát miễn dịch, liệu pháp tế bào T hoặc kháng thể đơn dòng để tăng cường miễn dịch. Đối với bệnh ung thư dạ dày, liệu pháp miễn dịch có thể được sử dụng khi bệnh ở giai đoạn cuối, tái phát hoặc di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Một loại thuốc thường được sử dụng trong liệu pháp miễn dịch là Pembrolizumab. Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm bổ sung trên khối u để xác định xem nó có thể đáp ứng với Pembrolizumab hay không.

Lieu-phap-mien-dich-chua-tri-ung-thu-da-day-hieu-qua.webp

Liệu pháp miễn dịch chữa trị ung thư dạ dày hiệu quả

>>> Xem thêm: Người bị bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu? 

Phác đồ điều trị ung thư dạ dày theo từng giai đoạn

Tùy theo giai đoạn và tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị ung thư dạ dày khác nhau:

Giai đoạn đầu tiên:

  • IA: Cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày.
  • IB: Cắt dạ dày (bán phần hoặc toàn bộ); Hóa trị hoặc kết hợp xạ trị trước hay sau khi phẫu thuật.
  • Nếu sức khỏe người bệnh không đủ để phẫu thuật thì có thể sử dụng phương pháp hóa trị, xạ trị theo chỉ định của bác sĩ.

Giai đoạn II và III:

Cắt toàn bộ hoặc một phần dạ dày và nạo các hạch bạch huyết lân cận. Hóa trị hoặc xạ trị thường được kết hợp trước và sau phẫu thuật. Nếu người bệnh sức khỏe yếu, không thể phẫu thuật thì có thể chữa ung thư dạ dày bằng phương pháp hóa trị và xạ trị kết hợp theo chỉ định của bác sĩ.

Giai đoạn IV (giai đoạn cuối):

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường đã di căn sang các cơ quan khác nên rất khó điều trị. Ở giai đoạn này, điều trị ung thư dạ dày chỉ có thể giúp kiểm soát khối u và làm giảm các triệu chứng. Tùy theo tình trạng bệnh mà có thể áp dụng phương pháp điều trị kết hợp giữa phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị trúng đích và liệu pháp miễn dịch.

>>> Xem thêm: Ung thư dạ dày có nên mổ không?

Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh sau khi điều trị ung thư dạ dày

Việc chăm sóc người bệnh có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình chữa trị ung thư dạ dày. Chăm sóc đúng cách sẽ hỗ trợ điều trị bệnh tích cực. Kế hoạch chăm sóc người bệnh điều trị ung thư dạ dày bao gồm:

  • Chăm sóc tâm lý cho người bệnh: Người thân, người chăm sóc phải luôn sẵn sàng đồng hành cùng người bệnh chiến đấu với ung thư. Việc này giúp người bệnh vượt qua nỗi đau, mặc cảm, hoang mang, lo sợ.
  • Chú ý đến chế độ tập luyện của người bệnh: Trước và sau khi điều trị ung thư dạ dày, người bệnh cần tích cực vận động, thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm đau. Một số bài tập cho người bệnh đang điều trị ung thư dạ dày bao gồm:
  • Massage tay và chân.
  • Tập lưng để kéo căng cơ thể.
  • Tập hai tay chống trời - xoa bụng.
  • Động tác ấn vào điểm đau của ngón tay cái.
  • Kết hợp sản phẩm chứa thành phần chính Oncolysin (MSM, kẽm salicylate + methylsulfonylmethane (MSM) + cao sơn đậu căn) giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ hồi phục bệnh. Theo đó, hoạt chất của sơn đậu căn đã được nghiên cứu năm 2017 chứng minh giúp ức chế sự di căn của tế bào. Muối kẽm có tác dụng ức chế tế bào ung thư, chống oxy hóa, chống viêm. MSM là hợp chất sinh học tự nhiên được nghiên cứu ở Thụy Sĩ (2014), Hoa Kỳ (2017) có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, ức chế cảm ứng cytokin gây viêm.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp người bệnh dễ ăn và cơ thể nhanh chóng hồi phục. Tùy theo từng giai đoạn điều trị mà chế độ ăn uống của người bệnh ung thư dạ dày sẽ có nhiều thay đổi.

Che-do-dinh-duong-ho-tro-cai-thien-ung-thu-da-day.webp

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cải thiện ung thư dạ dày

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về phương pháp điều trị ung thư dạ dày. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh ung thư dạ dày, hãy ghi lại câu hỏi hoặc số điện thoại bên dưới bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp ngay.

Link tham khảo: 

https://www.cancer.org/cancer/stomach-cancer/treating.html 

https://www.cancer.net/cancer-types/stomach-cancer/types-treatment 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stomach-cancer/diagnosis-treatment/drc-20352443