U mỡ là tình trạng khá phổ biến hiện nay, tuy không nguy hiểm nhưng lại gây nhiều phiền toái cho người mắc. Vậy u mỡ là gì? Nguyên nhân nào gây ra u mỡ và làm sao để điều trị? Để có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây.
Dấu hiệu nào để nhận biết u mỡ?
U mỡ là khối u lành tính nhỏ nằm dưới da và lớp cơ trên cơ thể, thường xuất hiện nhiều nhất ở cổ, lưng, bụng, vai, cánh tay và đùi. Để nhận biết u mỡ, bạn có thể dựa vào các đặc điểm sau:
Dựa vào triệu chứng
Các triệu chứng sau có thể là dấu hiệu của u mỡ:
Xuất hiện hạch nhỏ dưới da: U mỡ thường có hình vòm và kích thước đa dạng. U mỡ xuất hiện ở vị trí như sau lưng thường lớn hơn.
Không nhầm lẫn giữa u mỡ và u nang: U nang có kích thước cố định và cứng hơn so với u mỡ. U nang có thể lớn 3 cm trong khi u mỡ thường nhỏ hơn.
Kiểm tra độ mềm của khối u: U mỡ thường khá mềm khi chạm vào, sẽ xẹp xuống khi ấn ngón tay. Khối u mỡ hơi dính vào vùng da xung quanh nên dù chúng nằm một chỗ, bạn vẫn có thể khiến u mỡ dịch chuyển.
Chú ý đến cơn đau: U mỡ thường không gây đau, nhưng nếu mọc không đúng chỗ như gần dây thần kinh thì có thể tạo áp lực, từ đó gây đau.
Theo dõi khối u
Theo dõi thời điểm phát hiện: Cần xác định u mỡ đã xuất hiện bao lâu và có thay đổi gì trong thời gian đó không. Có những khối u “trú ngụ” ở một chỗ hàng năm trời mà không gây tác dụng phụ nào.
Theo dõi kích thước khối u: Càng nằm dưới da lâu thì khả năng u mỡ phát triển càng cao. Tuy nhiên, khó để nhận biết u mỡ có sự thay đổi về kích thước vì chúng phát triển rất chậm.
Ban đầu u mỡ có hình hạt đậu và dần to hơn. Tuy nhiên, kích thước tối đa là 3 cm, nếu lớn hơn thì có thể không phải là u mỡ.
Xác định kết cấu khối u: U mỡ thường mềm và có thể di chuyển dưới da. Đây là dấu hiệu tốt, trong khi đó, khối u ác tính thường cứng như đá và đứng yên.
Nguyên nhân nào gây ra u mỡ?
Theo các chuyên gia Y tế thì nguyên nhân trực tiếp gây u mỡ hiện nay vẫn chưa rõ, nhưng một số yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ hình thành khối u:
Tuổi tác: Tuổi tác đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của u mỡ. Những người trên 40 tuổi có nguy cơ cao xuất hiện u mỡ.
Bệnh lý: Một số bệnh có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện u mỡ như: Hội chứng Bannayan-Riley-Ruvalcaba, hội chứng Madelung (bướu mỡ đối xứng lành tính), bệnh Adiposis dolorosa (bệnh u mỡ đau), hội chứng Cowden, hội chứng Gardner.
Di truyền: Người sống trong gia đình có tiền sử bị u mỡ thì khả năng mắc cao hơn người khác.
Điều trị u mỡ tại nhà bằng cách nào?
Có nhiều cách điều trị u mỡ, dưới đây là một số cách tiêu biểu:
Dùng cỏ Chickweed: Chickweed có thể dùng để điều trị u mỡ, bởi trong thành phần loại cỏ này chứa saponin – giúp phá vỡ tế bào mỡ. Để điều trị u mỡ nên sử dụng 1 thìa cà phê bột cỏ Chickweed, 3 lần mỗi ngày sau ăn. Ngoài ra, muốn tăng tốc độ phục hồi thì dùng thêm thuốc mỡ Chickweed bằng cách thoa lên khối u mỗi ngày 1 lần.
Dùng cây Neem: Neem là một loại thảo mộc Ấn Độ, có thể chế biến thành món ăn hoặc dùng dưới dạng thực phẩm chức năng. Thảo mộc này giúp phá vỡ mô hình thành nên khối u, kích thích chuyển hóa gan và mật nên dễ dàng phá vỡ mỡ, bao gồm cả mỡ trong khối u.
Dùng dầu hạt lanh: Dầu hạt lanh rất giàu acid béo omega – 3 giúp hòa tan mỡ trong khối u, đồng thời ngăn tế bào mỡ tiếp tục phát triển. Bạn nên thoa dầu hạt lanh trực tiếp lên khối u ngày 3 lần để phát huy hiệu quả.
Uống nhiều trà xanh: Trà xanh chứa hoạt chất EGCG không chỉ giúp duy trì đường huyết, an thần mà còn giàu đặc tính kháng viêm, giúp giảm lượng mô mỡ trong cơ thể, giảm kích thước khối u.
Bổ sung nghệ: Nghệ chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm viêm, ngăn tế bào mỡ phát triển ở vị trí xuất hiện khối u. Bạn có thể trộn nghệ với dầu oliu rồi thoa lên khối u mỗi ngày. Lặp lại cho đến khi khối u biến mất.
Uống nước cốt chanh: Chanh chứa acid citric và chất chống oxy hóa, kích thích chức năng gan và tiêu diệt độc tố. Khi chức năng gan tăng cường sẽ dễ đốt cháy mỡ hơn, bao gồm cả tế bào mỡ trong u mỡ.