Ung thư dạ dày giai đoạn cuối diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng và ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Vậy cụ thể dấu hiệu của bệnh như thế nào? Phương pháp nào giúp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối? Cùng với chúng tôi tìm hiểu mọi thông tin về ung thư dạ dày giai đoạn cuối nhé. 

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là gì?

Ung thư dạ dày gồm có 5 giai đoạn, tùy vào kích thước khối u và mức độ di căn. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối còn được gọi là giai đoạn 4, khi các tế bào ung thư bắt đầu lan rộng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh, với những triệu chứng phức tạp và đe dọa đến tính mạng người mắc.

 hinh-anh-khoi-u-o-benh-nhan-ung-thu-da-day-giai-doan-cuoi.webp

Hình ảnh khối u ở bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối 

Dấu hiệu của ung thư dạ dày giai đoạn cuối?

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là giai đoạn nặng nhất của bệnh, các triệu chứng xuất hiện thường xuyên, diễn biến rất phức tạp. Các dấu hiệu thường khiến cho người bệnh mệt mỏi và sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng. Nguyên nhân là do kích thước của khối u quá lớn dẫn đến chèn ép dạ dày và di căn tới các cơ quan khác. Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 4 sẽ gặp phải các dấu hiệu sau:

  • Rối loạn tiêu hóa nặng: Hệ thống tiêu hóa lúc này bị tổn thương nặng nề dẫn đến nóng rát dạ dày, trào ngược dạ dày, buồn nôn.
  • Xuất huyết tiêu hóa.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Sút cân.
  • Đau: Giai đoạn cuối các cơn đau sẽ nặng hơn, thường diễn ra trong vài tuần, thậm chí là vài tháng, kể cả lúc người bệnh no hay đói. 

>>> Xem thêm: Ung thư dạ dày có nguy hiểm không?

Cách chữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối khó điều trị hơn ở giai đoạn đầu. Bởi vì khối u giờ đã di căn tới các bộ phận khác. Mục tiêu điều trị là cải thiện các triệu chứng, giảm bớt đau đớn và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Thông thường điều trị ung thư cần kết hợp nhiều phương pháp với nhau. 

Sau đây là 6 phương pháp điều trị cho người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối:

Phẫu thuật

Phẫu thuật ít có hiệu quả bởi vì khối u đã bị di căn. Phẫu thuật loại bỏ khối u chỉ nhằm mục đích giảm đau đớn cho người bệnh và kéo dài sự sống.

Liệu pháp chiếu laser hoặc đặt stent

Liệu pháp laser có tác dụng tiêu diệt khối u hoặc giảm tắc nghẽn trong dạ dày. Cụ thể, bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi với tia laser gắn được đưa vào cơ thể người bệnh.

Ngoài ra, khối u đang chặn trong dạ dày nhưng không thể sử dụng phẫu thuật thì có đặt stent nội soi. Đặt một stent từ thực quản xuống dạ dày hoặc dạ dày xuống ruột non để người bệnh có thể ăn uống bình thường.

lieu-phap-chieu-laser-trong-dieu-tri-ung-thu-da-day-giai-doan-cuoi.webp 

Liệu pháp chiếu Laser trong điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Phương pháp hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Thuốc hóa trị có thể giúp kìm hãm sự phát triển của khối u, giảm các triệu chứng và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. 

Liệu pháp trúng đích 

Liệu pháp trúng đích là phương pháp sử dụng thuốc hoặc các chất khác để tấn công tế bào ung thư cụ thể. Các liệu pháp nhắm mục tiêu thường ít gây hại cho tế bào bình thường hơn so với hóa trị hoặc xạ trị. Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư dạ dày hiện nay như:

  • Trastuzumab (Herceptin): Một số bệnh nhân ung thư dạ dày bị dư thừa protein thúc đẩy tăng trưởng là HER2 trên bề mặt tế bào ung thư. Trastuzumab (Herceptin) nhắm vào protein HER2. Thuốc này kết hợp với hóa trị có thể giúp những người mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối kéo dài tuổi thọ.
  • Ramucirumab ngăn chặn tác động của một số protein, điều này có thể giúp ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển và có thể tiêu diệt chúng.
  • Regorafenib ngăn chặn tác động của tế bào khối u.

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị sử dụng hệ thống miễn dịch của người bệnh để chống lại ung thư.

Hiện nay, Pembrolizumab là một thuốc trong liệu pháp miễn dịch, dùng để điều trị ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư đầu cổ. 

Phương pháp xạ trị

Xạ trị là một phương pháp kéo dài tuổi thọ bệnh nhân thông qua những nguồn năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Ngoài ra, có thể kết hợp cả hóa trị và xạ trị để có thể thu nhỏ khối u, kéo dài sự sống của người bệnh.

Phương pháp xạ trị ở giai đoạn này không gây đau đớn, mỗi đợt điều trị có thời gian ngắn hơn hóa trị và có thể kéo dài vài tháng mà không cần nghỉ ngơi. 

phuong-phap-xa-tri-trong-dieu-tri-ung-thu-da-day-giai-doan-cuoi-co-the-ket-hop-voi-hoa-tri (1).webp 

Phương pháp xạ trị trong điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối có thể kết hợp với hóa trị

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tiên lượng thời gian sống của người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối:

  • Tuổi tác, thể trạng của người bệnh.
  • Phương pháp điều trị người bệnh chọn.
  • Đáp ứng của cơ thể người bệnh với phương pháp điều trị.
  • Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của người bệnh sau khi điều trị.

Theo Chương trình giám sát, Dịch tễ học và Kết quả cuối cùng (SEER), được nghiên cứu từ năm 2009 đến 2015, tỷ lệ sống sót tương đối trong 5 năm đối với người mắc ung thư dạ dày ở giai đoạn cuối là 5,3%. 

Tuy nhiên, thực tế thì không phải vậy. Thời gian sống của người bệnh ung thư giai đoạn cuối là bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác. Chính vì vậy, người bệnh không nên tiêu cực mà hãy suy nghĩ lạc quan, điều trị theo các hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có lây không?

Hiện tại vẫn chưa có bằng chứng khoa học chứng minh có sự lây lan bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 4 giữa người bệnh và người bình thường.

Tuy nhiên, với những người bình thường chung sống trong thời gian dài với người bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nguyên nhân là do những người khỏe mạnh có thể bị lây nhiễm vi khuẩn H.Pylori (một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày).

Qua bài viết này, mọi người đã biết thêm nhiều thông tin hơn về ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Nếu phải điều trị bằng hóa trị, phẫu thuật thì bên cạnh có chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính Oncolysin (kẽm salicylate + methylsulfonylmethane (MSM), cao sơn đậu căn) giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi bệnh. Nếu bạn cần tư vấn, vui lòng để lại số điện thoại hoặc bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thông tin cho bạn.

Link tham khảo:

https://www.healthline.com/health/stomach-cancer-stage-4#life-expectancy

https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/stomach-cancer/advanced-cancer/symptoms-advanced-cancer

https://www.cancer.gov/types/stomach/patient/stomach-treatment-pdq#link/_55