Ung thư dạ dày là bệnh ung thư phổ biến thứ 3 trong danh sách các loại ung thư tại Việt Nam. Bị ung thư dạ dày có nên mổ không là băn khoăn của nhiều người khi nhận chỉ định từ bác sĩ. Qua bài viết sau đây, bạn sẽ được giải đáp tất cả những khúc mắc, lo lắng xoay quanh vấn đề mổ ung thư dạ dày một cách tổng quát nhất.

Bị ung thư dạ dày có nên mổ không?

Mổ là phương pháp quan trọng nhất trong điều trị ung thư dạ dày, đặc biệt là ở giai đoạn sớm. Đây gần như là chỉ định bắt buộc ở mọi giai đoạn, có thể áp dụng đồng thời các phương pháp khác để hỗ trợ điều trị. Mục đích của mổ ung thư dạ dày là loại bỏ khối u, một số mô lành bị ảnh hưởng và cải thiện triệu chứng cho người bệnh. Vì vậy, người bệnh sau khi được chẩn đoán cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, tiến hành mổ ung thư dạ dày càng sớm càng tốt.

Trong trường hợp không thể điều trị triệt căn, mổ vẫn loại bỏ phần lớn các tế bào ung thư, kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Để khẳng định bệnh ung thư dạ dày có nên mổ không còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, thể trạng người mắc, giai đoạn tiến triển khối u,… Việc điều trị cần thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ. Mổ thường áp dụng cho người bị ung thư dạ dày dưới 75 tuổi, chức năng hô hấp đạt trên 75%, không mắc bệnh nội khoa nặng như đái tháo đường, suy tim,…

Thông thường, việc điều trị ung thư dạ dày bằng phương pháp mổ đem lại kết quả điều trị tương đối tốt. Theo đó, người bệnh sẽ có khoảng 70% cơ hội điều trị thành công ở giai đoạn sớm nhất.

phau-thuat-ung-thu-da-day.webp

Phẫu thuật ung thư dạ dày

>>> Xem thêm: Người bị bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu? 

Các phương pháp mổ ung thư dạ dày

Người mắc ung thư dạ dày thường phát hiện bệnh khi ở giai đoạn muộn, khối u đã lớn, di căn với mức độ khác nhau nên phẫu thuật triệt căn trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Sau khi bác sĩ kiểm tra tổn thương của dạ dày, thăm dò các cơ quan khác sẽ tiến hành chẩn đoán và lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định:

Nội soi cắt bỏ niêm mạc

Đây là phương pháp có thể được áp dụng để điều trị ung thư giai đoạn đầu, khi khối u chưa phát triển sâu vào thành dạ dày và chưa di căn ra ngoài dạ dày. 

Nội soi cắt bỏ niêm mạc không cắt trên da. Thay vào đó, bác sĩ phẫu thuật đưa một ống nội soi (ống dài, linh hoạt với một máy quay video nhỏ ở đầu) xuống cổ họng và vào dạ dày. Các dụng cụ phẫu thuật có thể được đưa qua ống nội soi để loại bỏ khối u cũng như một số lớp của thành dạ dày và xung quanh nó.

Cắt đoạn dạ dày

Trong phẫu thuật cắt đoạn dạ dày, chỉ một phần của dạ dày được loại bỏ. Phương pháp này thường được khuyến cáo nếu kích thước khối u dạ dày còn bé và chưa di căn.

Một phần của dạ dày bị cắt bỏ, đôi khi cùng với một phần thực quản hoặc đoạn đầu tiên của ruột non, sau đó gắn phần còn lại vào dạ dày. Một số lớp mỡ, hạch bạch huyết cũng bị loại bỏ. Nếu ung thư đã đến lá lách hoặc các bộ phận của cơ quan khác, chúng cũng sẽ được loại bỏ.

Việc ăn uống sẽ dễ dàng hơn nhiều sau khi phẫu thuật nên sẽ ưu tiên cắt bỏ một phần dạ dày thay vì toàn bộ dạ dày.

Cắt toàn bộ dạ dày

Phẫu thuật này được thực hiện nếu ung thư đã lan rộng trong dạ dày hoặc di căn sang các cơ quan khác.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ toàn bộ dạ dày, hạch bạch huyết lân cận, đồng thời có thể cắt bỏ lá lách và các bộ phận của thực quản, ruột, tuyến tụy hoặc cơ quan khác nếu ung thư đã di căn đến. Còn lại phần ruột non sẽ được nối với phần cuối thực quản. Do đó, thức ăn có thể di chuyển xuống đường ruột. Nhưng những người đã cắt bỏ dạ dày chỉ có thể ăn một lượng nhỏ thức ăn. Do đó, họ sẽ cần ăn thường xuyên hơn.

Ưu điểm của phương pháp này là có khả năng triệt căn tốt, nhược điểm là tỷ lệ tử vong cao, gây rối loạn dinh dưỡng sau khi mổ.

da-day-sau-khi-duoc-cat-bo-phai-noi-voi-ruot-non-de-tieu-hoa-thuc-an.webp

Dạ dày sau khi cắt phải nối với ruột non để thức ăn được tiêu hóa

>>> Xem thêm: Người bị ung thư dạ dày nên lưu ý gì trong quá trình điều trị?

Chăm sóc sau mổ ung thư dạ dày

Mổ ung thư dạ dày sẽ làm thay đổi quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Một số bệnh nhân sau mổ sẽ xuất hiện nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, bị chướng bụng, đi ngoài phân rất ít. Để cải thiện những triệu chứng này, người bệnh sau mổ ung thư dạ dày cần chú ý những vấn đề sau:

Nghỉ ngơi sau mổ

Trong tuần đầu sau khi mổ ung thư dạ dày, người bệnh nên nằm nghỉ và hạn chế đi lại. Thường xuyên vệ sinh vết mổ để tránh nhiễm trùng. Người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ sau khi mổ. Hầu hết người bệnh ung thư dạ dày có thể bắt đầu ăn nhẹ sau 4 - 5 ngày phẫu thuật. Sau khi về nhà, người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi thích hợp, tránh hoạt động mạnh và lao động quá sức. 

Khám định kỳ

Khám 3 tháng/lần (khám lâm sàng, nội soi dạ dày, siêu âm) để kiểm tra nếu có vấn đề gì bất thường hoặc bệnh tái phát.

Chế độ ăn uống

Cần thay đổi chế độ ăn cho người bệnh, loại bỏ một số thực phẩm cay, nóng,... Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn chậm, nhai kỹ. Cần bổ sung thêm thực phẩm giàu protein như thịt, trứng, cá, bơ, phô mai,… cộng thêm nhiều trái cây và rau xanh. Ngoài ra người bệnh không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá và một số chất kích thích khác có hại cho dạ dày.

thuc-pham-tot-cho-nguoi-ung-thu-da-day.webp

Thực phẩm tốt cho người bệnh ung thư dạ dày

Sản phẩm thiên nhiên nâng cao sức khỏe cho người bệnh ung thư dạ dày

Sau mổ, bạn nên sử dụng các sản phẩm có thành phần chính là Oncolysin (Cao sơn đậu căn, methylsulfonylmethane, kẽm salicylate) để hỗ trợ cải thiện ung thư dạ dày. Trong đó, kẽm salicylate, MSM có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm. Đặc biệt, theo nghiên cứu của Trung Quốc, sơn đậu căn chứa hoạt chất matrine và oxymatrine có khả năng ức chế sự phân chia tế bào, trung hòa acid ngoại bào, tác động đến mạng lưới ngoại bào ECM - tế bào ung thư có tổ chức để bảo vệ các tế bào này khỏi hóa chất, thúc đẩy quá trình chết tế bào theo cơ chế apoptosis. Sơn đậu căn cũng ức chế sự di căn của các tế bào ung thư. 

Hy vọng bài viết đã giải đáp giúp bạn thắc mắc ung thư dạ dày có nên mổ không, mổ ung thư dạ dày có nguy hiểm không? Bệnh ung thư dạ dày tiến triển phức tạp nếu không được điều trị kịp thời. Do vậy, khi được bác sĩ chỉ định phải mổ thì không nên vì lo lắng mà trì hoãn việc điều trị bệnh. Ngoài chế độ ăn uống hợp lý thì người có thể sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính Oncolysin giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi sau mổ ung thư dạ dày. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, vui lòng để lại số điện thoại hoặc bình luận, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí cho bạn.

Link tham khảo: 

https://www.cancer.org/cancer/stomach-cancer/treating/types-of-surgery.html

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/stomach-gastric-cancer/what-to-know-about-stomach-cancer-surgery

https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/stomach-cancer/treatment/surgery/types