Mọi người luôn quan niệm rằng, khi chẳng may mắc bệnh ung thư thì coi như phải đối mặt với thần chết, vô phương cứu chữa. Nhưng điều này chưa hẳn đã đúng bởi nếu hiểu rõ diễn biến tâm lý bệnh nhân ung thư và biết cách chăm sóc tốt, chúng ta hoàn toàn có thể “lội ngược dòng”. Mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu sâu sắc về tâm lý chung của bệnh nhân ung thư nhé.

Diễn biến tâm lý bệnh nhân ung thư ra sao?

Hai từ “ung thư” có lẽ sẽ là cú sốc tinh thần lớn đối với nhiều người khi mới phát hiện ra căn bệnh này, cảm giác như mọi thứ đang sụp đổ không biết cách cứu vãn. Họ chắc hẳn phải trải qua những thời điểm rất khó khăn với các giai đoạn diễn biến tâm lý, cụ thể:

Giai đoạn 1: Choáng váng, bất ngờ, không tin vào kết quả chẩn đoán

Cầm trên tay giấy kết luận bị ung thư, hầu như ai cũng sẽ cảm thấy hoang mang, sợ sệt, thậm chí là không tin vào mắt mình. Có người cứ hỏi đi hỏi lại và nghi ngờ kết quả chẩn đoán của bác sĩ, thậm chí còn đi kiểm tra lại ở nhiều bệnh viện khác.

Một số khác còn gục khóc, uất ức ngay khi nhận được kết quả. Họ thẫn thờ, không thiết ăn uống gì, sự thật quá bất ngờ và tàn khốc. Nhiều người còn giấu diếm người thân, không dám cho mọi người xung quanh biết chuyện này. Đây có lẽ là diễn biến đầu tiên trong tâm lý chung của bệnh nhân ung thư.

Giai đoạn 2: Đau đớn, bắt đầu tin vào sự thật rằng mình đã bị ung thư

Sau khi trấn tĩnh trở lại, người bệnh bắt đầu chấp nhận sự thật rằng mình đã bị ung thư. Hàng loạt câu hỏi có thể xuất hiện trong suy nghĩ của họ và cần đi tìm lời giải đáp như:

- Tại sao mình lại bị ung thư?

- Ung thư đang ở giai đoạn mấy rồi, có nguy hiểm không?

- Bệnh này có chữa được không?

- Mình còn sống được bao lâu nữa?

Tiếp theo, họ có thể sẽ đi tìm ngay câu trả lời thông qua các nguồn tài liệu như báo, đài, mạng xã hội hoặc hỏi trực tiếp bác sĩ.

Diễn biến tâm lý từ choáng váng, bất ngờ đến chấp nhận sự thật có thể kéo dài trong khoảng 1-2 tuần.

Giai đoạn 3: Tìm mọi cách để chữa trị, trao đổi với bác sĩ nhiều hơn

Có bệnh thì vái tứ phương, người mắc và thân nhân chắc có lẽ sẽ tìm mọi cách để chữa trị.

Giai đoạn 4: Ám ảnh suy nghĩ về thời điểm mình có thể ra đi

Đây là điều mà hầu như tất cả bệnh nhân ung thư đã từng nghĩ tới, người mắc có thể nghĩ rằng rồi một ngày nào đó khi ung thư tiến triển và di căn, họ sẽ không còn tồn tại trong cuộc đời này nữa.

Khi đó, người bệnh bắt đầu thực hiện việc dặn dò người thân ở lại: Ăn uống, sinh hoạt, giữ gìn sức khỏe, học tập, công việc như thế nào? Thậm chí, nhiều người còn viết hẳn nhật ký để lưu giữ cho người thân đọc lại.

Bên cạnh đó, những suy nghĩ lo lắng có thể thôi thúc họ cố gắng hết sức để thực hiện một số công việc còn dang dở trước đây hoặc hiện tại chưa thực hiện được.

Giai đoạn 5: Tâm lý bệnh nhân ung thư sau khi kết thúc điều trị

Nếu có một điều ước, một điều kỳ diệu xảy ra thì chắc chắn tất cả mọi người trong chúng ta đều mong muốn người mắc căn bệnh ung thư có thể chữa khỏi được và sớm được trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, sau khi kết thúc điều trị có thể xảy ra 2 tình huống như sau:

- Điều trị thành công: Đây đúng là tin tốt lành và hạnh phúc. Người bệnh và gia đình có thể sẽ ăn mừng ngay vì thần may mắn đã mỉm cười với họ.

- Việc điều trị không mấy khả quan, thời gian sống của người bệnh còn ngắn: Trái ngược hoàn toàn với trường hợp nêu trên, người bệnh có thể rơi vào trạng thái tột cùng của sự đau khổ và tuyệt vọng. Đây thường là những trường hợp bệnh nhân ung thư trong giai đoạn cuối, việc điều trị chỉ nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng, kéo dài sự sống. Lúc này, những cơn đau ngày càng gia tăng về mức độ và tần suất làm cho người bệnh mệt mỏi, suy kiệt. Họ bất lực nhưng cũng có thể ẩn sâu trong đó là nỗ lực phi thường, tinh thần lạc quan, sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách, khát vọng được sống mạnh mẽ.

Việc thấu hiểu được diễn biến tâm lý của bệnh nhân ung thư sẽ giúp mọi người dễ dàng cảm thông và sẵn sàng làm những gì tốt nhất cho họ.

Chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân ung thư

Trước hết để chăm sóc tinh thần cũng như tâm lý cho bệnh nhân ung thư được tốt, chúng ta cần hiểu rõ về những nét tính cách của người bệnh như: Yếu đuối hay mạnh mẽ, lạc quan hay chán nản.

- Đối với những người bệnh mạnh mẽ, có tinh thần lạc quan, tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống thì việc chăm sóc tâm lý bệnh nhân ung thư sẽ đơn giản hơn. Người thân và nhân viên y tế cần giúp họ bằng các biện pháp sau:

+ Rèn luyện thói quen sinh hoạt tốt.

+ Theo dõi và hỗ trợ quá trình điều trị.

+ Thường xuyên truyền động lực cũng như sức mạnh cho bệnh nhân bằng cách kể những câu chuyện thú vị, những tấm gương đã chữa khỏi bệnh ung thư.

- Đối với những bệnh nhân tâm lý không vững vàng, dễ bị tổn thương thì việc chăm sóc tâm lý cần có sự khéo léo. Chỉ một câu nói hay thái độ không tốt của mọi người xung quanh cũng có thể khiến họ bị mất tinh thần. Do vậy, người thân cần thận trọng trong lời ăn tiếng nói và hành động, củng cố tinh thần của người bệnh bằng cách:

+ Cho họ đọc những câu chuyện truyền cảm hứng về khát vọng vươn lên chữa bệnh, hoặc xem những clip, bộ phim truyền động lực trong cuộc sống.

+ Luôn ở bên cạnh trò chuyện, động viên và trợ giúp họ những lúc đau ốm.

+ Tạo không gian thoải mái, vui tươi trong phòng bệnh, phòng ở bằng cách kể chuyện vui, chơi những trò chơi bổ ích, thú vị.

Việc thấu hiểu tâm lý của bệnh nhân ung thư để giúp họ có thêm động lực điều trị là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Quan trọng, người mắc phải tuân thủ phác đồ điều trị và sử dụng thêm sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ để gia tăng hiệu quả và giảm thiểu tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị... thì cơ hội chiến thắng “tử thần” mới cao.