Bạn thường thắc mắc:“Tế bào loạn sản là gì?”, “Có phải loạn sản tế bào là giai đoạn gián tiếp để chuyển thành những bệnh lý u bướu?” nhưng chưa có câu trả lời. Để giúp bạn giải đáp được những thắc mắc này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau!
Loạn sản tế bào là gì?
Loạn sản tế bào (Dysplasia) là một thuật ngữ nhằm mô tả sự bất thường trong phát triển và cấu trúc mô học của tế bào.
Bình thường, chương trình chết của tế bào (apoptosis) được điều hòa chặt chẽ, đảm bảo tính toàn vẹn cho các mô và cơ quan. Khi đó, quá trình oxy hóa trong cơ thể diễn ra bình thường, các chất chống oxy hóa có đủ số lượng và chất lượng để trung hòa các chất oxy hóa (gốc tự do) trong cơ thể.
Tuy nhiên, khi cơ thể tiếp xúc với những tác nhân gây u bướu như khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường, thực phẩm độc hại, tia phóng xạ… hoặc viêm nhiễm kéo dài thì sẽ kéo theo hàng loạt những rối loạn trong cơ thể, bắt đầu từ những tế bào.
Đầu tiên là làm tăng cường quá trình oxy hóa trong cơ thể, gây mất cân bằng giữa các chất oxy hóa và chất chống oxy hóa. Tình trạng này sẽ làm tổn thương, mất hoặc suy giảm năng lượng tế bào, giảm thông tin giữa các tế bào và làm rối loạn chương trình apoptosis, tăng sinh tế bào một cách vô hạn độ, vô tổ chức; tế bào chỉ có sinh ra mà không có chết đi. Nếu những tác nhân sinh u bướu tiếp tục tác động và kéo dài thì sẽ dẫn đến dị sản và loạn sản tế bào.
Loạn sản tế bào có thể gặp ở mọi đối tượng và trong nhiều bệnh lý khác nhau. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ em có tỷ lệ loạn sản cao hơn người lớn và có những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đối với cơ thể.
Có phải loạn sản tế bào là giai đoạn gián tiếp chuyển đến bệnh lý u bướu?
Loạn sản có thể coi là giai đoạn gián tiếp chuyển thành những bệnh lý nguy hiểm như u bướu, ung thư. Bởi sau quá trình tăng sinh tế bào vô tổ chức thì sẽ dẫn đến những giai đoạn nguy hiểm khác như dị sản tế bào và loạn sản tế bào.
Dị sản tế bào là quá trình sản sinh quá mức các tế bào bình thường (biệt hóa) của mô khác trong tổ chức mô nào đó. Đây là giai đoạn nặng hơn tăng sinh trong quá trình sản sinh u bướu.
Tiếp sau giai đoạn dị sản tế bào là loạn sản tế bào. Đây là mức độ nặng nhất của rối loạn sản sinh tế bào, cơ thể chỉ sinh ra những tế bào non, không được biệt hóa, không đảm bảo chức năng, đây là mức độ nặng nhất của rối loạn sản sinh tế bào, là giai đoạn tiền ung thư.
Loạn sản tế bào là một quá trình, trải qua nhiều giai đoạn phức tạp. Loạn sản có thể kéo dài qua nhiều năm, tự giới hạn, biến mất hoặc chuyển biến thành u bướu, ung thư với tỷ lệ khác nhau tùy vào vị trí loạn sản.
Phòng ngừa loạn sản tế bào bằng cách nào?
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: Một số yếu tố được coi là tác nhân gây bệnh hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh gọi là yếu tố nguy cơ của bệnh. Khi một người có yếu tố nguy cơ này, không có nghĩa là chắc chắn sẽ bị bệnh. Tuy nhiên, nếu càng có nhiều yếu tố nguy cơ, số lần và thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ này càng nhiều thì khả năng bị bệnh càng cao. Vì vậy, chúng ta cần biết đến các yếu tố nguy cơ đó để phòng tránh tiếp xúc, hạn chế tối đa nguy cơ bị bệnh.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào và hít phải khói thuốc, để phòng ngừa những bệnh lý nguy hiểm, trong đó có u bướu, ung thư; không chỉ cho bản thân người hút mà cho nhiều người xung quanh.
- Áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế ăn mỡ động vật, đồ ăn rán (chiên) quá cháy, không ăn thực phẩm mốc, bị ô nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng, phẩm màu, hoá chất bảo quản...
- Hạn chế sử dụng rượu bia.
- Sinh đẻ kế hoạch và tình dục an toàn.
- Tiêm vắc xin để phòng ngừa một số bệnh lý nguy hiểm như vắc xin viêm gan B, vắc xin HPV…
- Tránh tia nắng gắt khi lao động ngoài trời, khi đi tắm biển.
- Luyện tập thể dục thể thao, tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch để cơ thể có khả năng chủ động phòng chống u bướu và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.