Cơ thể con người được ví như một cỗ máy phức tạp và được hành động trơn tru nhờ sự phối hợp của nhiều hệ thống, cơ quan để chống chọi với bệnh tật, trong đó quan trọng nhất là hệ miễn dịch. Vậy hệ miễn dịch là gì, làm thế nào để giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp giảm nguy cơ mắc những bệnh lý nguy hiểm, tiêu biểu như ung bướu? Để có câu trả lời cho thắc mắc trên, mời bạn cùng đọc những thông tin hữu ích trong bài viết sau!

Tại sao hệ miễn dịch có vai trò quan trọng đối với cơ thể, có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung bướu?

Hệ miễn dịch là một mạng lưới các tế bào, các mô và cơ quan phối hợp hoạt động với nhau để bảo vệ cơ thể. Hệ miễn dịch của cơ thể có khả năng nhận diện được nhiều tác nhân gây bệnh và phân biệt chúng với các tế bào khác của cơ thể, nhờ đó mà nó có thể tiêu diệt được các tác nhân gây hại. 

Bình thường, cơ thể tác động lại khối ung bướu bằng cơ chế miễn dịch: Cơ thể sản xuất ra các tự kháng thể chống lại các kháng nguyên của khối ung bướu. Vì thế, khi hệ miễn dịch yếu thì sẽ gây rối loạn cả một hệ thống “phòng ngự”, như không thể sản xuất đủ kháng thể, không có khả năng tự bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus; không phát hiện được những tế bào lạ như tế bào ung bướu để tiêu diệt. 

 

Tại sao hệ miễn dịch quan trọng với cơ thể?

5 phương pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp giảm nguy cơ mắc ung bướu 

Một số phương pháp sau đây có thể giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc những bệnh lý nguy hiểm, tiêu biểu như ung bướu:

Ăn các loại trái cây thuộc họ cam chanh 

Vitamin C trong cam chanh được biết đến là một chất chống oxy hóa có tác dụng tuyệt vời. Người ta chứng minh được rằng những hợp chất này có thể tăng cường sức mạnh cho tế bào bạch cầu, kháng thể và interferon, do đó ngăn chặn được virus xâm nhập. 

Hấp thụ beta carotene

Beta carotene là tiền chất của vitamin A có trong rau quả và trái cây. Chất này có tác dụng tăng cường bảo vệ và thúc đẩy miễn dịch, có thể ngăn chặn và tiêu diệt tế bào ung thư (thông qua tăng yếu tố hoại tử khối u tự nhiên). 

Beta carotene và những carotenoid khác có trong trái cây, rau quả màu cam và vàng đậm, chẳng hạn như dưa đỏ, khoai lang, bí đỏ, cà rốt. Rau bina cũng chứa rất nhiều hoạt chất này. Tuy nhiên, bạn cần kiểm soát lượng vitamin hấp thụ hàng ngày trong giới hạn cho phép, bởi nếu hàm lượng vitamin A quá cao có thể gây độc. 

Ăn tỏi 

Tỏi được biết đến là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, rất tốt cho cơ thể. Chúng có chứa allicin và lưu huỳnh, hai thành phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe. Tỏi có tác dụng tăng cường tế bào bạch cầu, kháng thể. Bạn nên ăn nhiều tỏi ở dạng sống hoặc nấu chín và tận hưởng tối đa lợi ích mà chúng mang lại. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người ăn tỏi hoặc dùng chất bổ sung chiết xuất từ tỏi có thể giảm 30% nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết. 

Bổ sung kẽm vào chế độ ăn uống 

Kẽm là khoáng chất có tác dụng thúc đẩy hệ miễn dịch vì chúng kích thích sản xuất và tăng cường sức mạnh của tế bào bạch cầu. Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm như ngũ cốc, đậu, thịt bò, sản phẩm từ sữa, thịt gà tây, hàu và thịt cua. Tuy nhiên, nếu lượng kẽm hấp thụ trên 75mg mỗi ngày có thể làm suy yếu hệ miễn dịch. Chính vì thế, lời khuyên các chuyên gia dành cho bạn là chỉ nên bổ sung 15-25mg kẽm hàng ngày là đủ. 

 

Kẽm giúp thúc đẩy hệ miễn dịch cho cơ thể

Bổ sung Selen 

Đây là khoáng chất có nhiều trong thực phẩm, với tác dụng thúc đẩy hệ miễn dịch. Selen khi kết hợp với vitamin E có thể trở thành bộ đôi chất chống oxy hóa, rất tốt cho sức khỏe. Selen có nhiều trong các loại thực phẩm như cá, hải sản, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, tỏi và nhiều loại khác. Mỗi ngày bạn nên cung cấp 55microgram là đủ, bởi nếu hàm lượng quá nhiều có thể tăng nguy cơ tiểu đường. 

 

Selen giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng