Ung thư gan giai đoạn cuối có diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Vậy ung thư gan giai đoạn cuối có triệu chứng như thế nào? Các phương pháp điều trị ung thư gan giai đoạn cuối là gì? Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản!
Ung thư gan giai đoạn cuối là gì?
Ung thư gan giai đoạn cuối hay ung thư gan giai đoạn 4 được chẩn đoán khi các tế bào ung thư đã lan ra ngoài gan, đến cơ quan khác hoặc hạch bạch huyết. Đây là giai đoạn rất nguy hiểm, việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn rất nhiều và tỷ lệ sống hơn 5 năm thường không cao.
Những dấu hiệu của ung thư gan giai đoạn cuối
Các dấu hiệu ung thư gan giai đoạn cuối mà người bệnh thường gặp đó là:
- Người bệnh chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Đau bụng, bụng căng chướng.
- Buồn nôn, nôn.
- Có cảm giác no sớm (mới chỉ ăn 1 chút đã cảm thấy no).
- Gan to, lá lách to.
- Ngứa toàn thân.
- Đau ở xương bả vai bên phải.
- Giảm cân không kiểm soát.
- Vàng da.
Ở mỗi người, các triệu chứng trên sẽ biểu hiện ở mức độ khác nhau. Trong một số trường hợp, khối u gan có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất các hormone. Điều này sẽ gây ra các dấu hiệu bên ngoài gan và ảnh hưởng đến hệ thống khác bên trong cơ thể.
Biểu hiện vàng da ở người bệnh ung thư gan
>>> Xem thêm: Sau mổ ung thư gan sống được bao lâu?
Ung thư gan giai đoạn cuối có chữa được không?
Ung thư gan thời kỳ cuối khó điều trị hơn so với giai đoạn đầu của bệnh và không có khả năng chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp ghép gan và loại bỏ một phần gan không phù hợp cho giai đoạn này.
Điều này được giải thích bởi các tế bào ung thư đã phát triển qua thành mạch máu hoặc lan ra ngoài gan, nên phẫu thuật không thể loại bỏ hết. Hầu như trong các trường hợp, ung thư gan giai đoạn cuối sẽ áp dụng phương pháp giúp giảm nhẹ triệu chứng, giảm đau và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh đồng thời kéo dài tuổi thọ. Một số phương pháp điều trị bệnh bao gồm:
Liệu pháp triệt tiêu
Trong liệu pháp triệt tiêu, chuyên gia sẽ dùng sóng vô tuyến, sóng điện từ, nhiệt hay cồn tác động trực tiếp lên các khối u để ngăn chặn sự lây lan của nó.
Xạ trị ung thư gan giai đoạn cuối
Xạ trị là sử dụng các bức xạ có năng lượng cao lên khối u. Đây là phương pháp điều trị tiềm năng cho người bệnh ung thư giai đoạn cuối. Hai loại bức xạ thường được dùng là xạ trị bên ngoài (EBRT) và xạ trị toàn thân lập thể (SBRT):
- EBRT: Quá trình điều trị kéo dài 1 vài phút và được lặp lại hàng ngày trong nhiều tuần.
- SBRT: Có ưu điểm hơn EBRT bởi khả năng bảo toàn cho các tế bào gan khỏe mạnh.
Hóa trị ung thư gan giai đoạn cuối
Hóa trị bản chất là sử dụng thuốc để tiêm hoặc uống đưa vào cơ thể giúp tiêu diệt tế bào ung thư. Dưới đây là một số thuốc trị ung thư gan giai đoạn cuối:
- Lựa chọn đầu tiên cho điều trị bệnh ở giai đoạn này là tecentriq (atezolizumab) và avastin (bevacizumab). Tecentriq có tác dụng tăng khả năng của hệ thống miễn dịch để nhắm mục tiêu tế bào ung thư. Avastin là một kháng thể đơn dòng. Những loại thuốc này được cung cấp bằng cách tiêm truyền (tiêm tĩnh mạch) theo lịch trình đã được xây dựng sẵn, thường là từ 2-4 tuần.
- Nếu như 2 thuốc trên không hiệu quả có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc khác như: Nexavar (sorafenib) và lenvima (lenvatinib), stivarga (regorafenib) và cabometyx (cabozantinib), cyramza (ramucirumab),...
Phương pháp hóa trị ung thư gan giai đoạn cuối
Sử dụng sản phẩm thiên nhiên hỗ trợ điều trị ung thư gan giai đoạn 4
Người bị ung thư gan giai đoạn cuối nên sử dụng thêm sản phẩm chứa thành phần chính là Oncolysin (cao sơn đậu căn, methylsulfonylmethane (MSM), kẽm salicylate) để hỗ trợ điều trị bệnh.
Các nghiên cứu cho thấy sơn đậu căn chứa hoạt chất matrine và oxymatrine có tác dụng ức chế sự phân bào, trung hòa acid ở ngoại bào, tác động lên mạng lưới ngoại bào, thúc đẩy quá trình chết - ức chế sự di căn của tế bào ung thư đến cơ quan khác.
Bên cạnh đó, thành phần kẽm salicylate, MSM có khả năng chống oxy hóa, chống viêm đã được chứng minh bởi các nghiên cứu của Thuỵ Sĩ.
Bệnh ung thư gan giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của người bệnh ung thư gan thời kỳ cuối như tuổi tác, sức khỏe, phương pháp điều trị.
Theo thống kê của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh ung thư gan thời kỳ cuối là 3%. Đối với nam giới là 2,2% và nữ giới là 4,0%.
Số liệu thống kê trên chỉ mang tính khái quát và không nên áp đặt lên một người bệnh nhất định. Người bệnh ung thư giai đoạn cuối cũng có thể sống trên 5 năm nếu có các phương pháp điều trị và chăm sóc sức khỏe hợp lý.
Bị ung thư gan giai đoạn cuối ăn gì, kiêng gì?
Bên cạnh các phương pháp điều trị ung thư gan thời kỳ cuối, vấn đề chăm sóc dinh dưỡng cũng rất cần được chú ý. Hệ tiêu hóa và khẩu vị của người bệnh có thể bị ảnh hưởng rất nhiều do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị.
Do đó, cần xây dựng chế độ ăn hợp lý, đảm bảo cung cấp được năng lượng và chất dinh dưỡng cho người bệnh. Cụ thể, người mắc ung thư gan giai đoạn cuối nên sử dụng các loại thực phẩm sau trong khẩu phần ăn:
- Thực phẩm nhiều chất xơ.
- Thức ăn hữu cơ, có nguồn gốc tự nhiên.
- Bổ sung vitamin A, B, C, E (cà rốt, trái cây và các loại hạt,...) cùng khoáng chất như magie, kẽm, folate.
- Ăn thịt trắng từ gia cầm (gà, vịt, ngan) thay vì thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò,...).
Bên cạnh đó, người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối nên hạn chế hoặc tránh sử dụng các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu protein: Súp lơ xanh, khoai tây, đậu hà lan, củ cải trắng,...
- Đồ ăn có lượng muối cao.
- Không nên ăn nhiều món chiên xào, trong nấu nướng nên thay mỡ động vật bằng dầu thực vật.
- Kiêng các thức ăn giàu chất béo, đồ làm sẵn.
- Không uống đồ có cồn như rượu bia, không hút thuốc lá.
Bạn có thể tham khảo ý kiến các chuyên gia để xây dựng chế độ phù hợp nhất. Ngoài chế độ ăn, bạn nên kết hợp luyện tập hợp lý để giữ cho cơ thể khỏe mạnh và có khả năng chống chọi các đợt trị liệu.
Chế độ ăn hợp lý giúp hỗ trợ điều trị ung thư gan giai đoạn cuối
>>> Xem thêm: Người bệnh ung thư gan nên ăn gì, kiêng gì?
Ung thư gan giai đoạn cuối có lây không?
Một số người cho rằng ung thư gan có thể lây lan. Đây là cách hiểu hoàn toàn sai. Ung thư nói chung và ung thư gan giai đoạn cuối nói riêng không thể lây qua đường tiếp xúc và được xếp vào nhóm bệnh không lây nhiễm.
Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh ung thư do nhiễm viêm gan B và viêm gan C thì các loại virus này có khả năng lây từ mẹ sang con, qua đường máu và đường tình dục.
Do đó, cần phải phòng chống viêm gan siêu vi bằng cách tiêm chủng hoặc áp dụng các phương pháp khác. Bạn nên hiểu đúng về khả năng lây lan của bệnh để bảo vệ chính bản thân và những người xung quanh.
Trên đây là các thông tin cơ bản về ung thư gan giai đoạn cuối mà bạn nên biết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn thêm cho bạn
Link tham khảo:
https://www.verywellhealth.com/stage-4-liver-cancer-5114067
https://www.cdc.gov/cancer/liver/
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9418-liver-cance