Bị ung thư gan nên ăn gì là điều mà rất nhiều người quan tâm trong quá trình điều trị bệnh. Theo đó, người mắc cần có 1 chế độ ăn hợp lý để hiệu quả điều trị đạt được tốt nhất. Dưới đây là gợi ý cho bạn về những thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi ung thư gan.
Ảnh hưởng của chế độ ăn đến ung thư gan
Khi mắc bệnh ung thư gan, một chế độ ăn uống cân bằng sẽ thúc đẩy quá trình điều trị và nâng cao sức khỏe cho bạn.
Chuyên gia cho biết, triệu chứng của ung thư gan cùng tác dụng phụ của các phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến khẩu vị ăn uống của người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người bệnh không thực sự quan tâm đến chế độ ăn trong quá trình điều trị dẫn đến cơ thể không đủ sức khỏe để theo các phương pháp hóa trị, xạ trị, phẫu thuật. Bên cạnh đó, có một số trường hợp, người bệnh kiêng ăn quá mức, không đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể dẫn đến tình trạng suy nhược và sụt cân. Không những bệnh không được điều trị, giảm nhẹ mà ngày càng trầm trọng hơn. Do đó, có một chế độ ăn hợp lý rất quan trọng với người mắc ung thư gan.
>>> Xem thêm: Sau mổ ung thư gan sống được bao lâu?
Người bệnh ung thư gan nên ăn gì?
Chế độ ăn hợp lý, cung cấp chất dinh dưỡng giúp tăng cường hiệu quả điều trị bệnh ung thư gan. Chính vì vậy, người mắc ung thư gan nên ăn những thực phẩm hữu cơ, vitamin và khoáng chất, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt,... Cụ thể:
Thực phẩm hữu cơ
Gan là bộ phận đóng vai trò thải độc cho cơ thể. Khi mắc ung thư gan, các tế bào bị tổn thương. Lúc này, người bệnh nên lựa chọn các thực phẩm hữu cơ và có nguồn gốc tự nhiên giúp giảm gánh nặng cho gan. Tránh sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều hóa chất bởi điều này sẽ khiến gan phải cố gắng làm việc để thải độc.
Nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, thay vì 3 bữa bạn có thể dùng 6-8 bữa. Sử dụng thức ăn ở dạng lỏng sẽ tốt hơn cho người bị ung thư gan.
Nhiều sản phẩm hữu cơ đã được chứng minh là có ảnh hưởng tích cực đến bệnh ung thư gan như ức chế sự phát triển và di căn của tế bào ung thư, bảo vệ gan khỏi các chất độc hại, điều hòa miễn dịch, tăng cường tác dụng của thuốc trị liệu.
Thực phẩm hữu cơ giảm gánh nặng cho gan, tốt cho người ung thư gan
Vitamin và khoáng chất
Ung thư gan có thể dẫn đến thiếu hụt nhiều loại vitamin như vitamin A, B, C, E và khoáng chất như magie, kẽm, folate. Việc bổ sung vitamin và các khoáng chất là cần thiết cho người bệnh. Tuy nhiên, việc này cần có hướng dẫn cụ thể của các chuyên gia, do nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi người bệnh là khác nhau.
Thực phẩm nhiều chất xơ
Chất xơ giúp cơ thể loại bỏ các chất thải và giảm lượng đường trong máu, rất cần thiết cho người bệnh ung thư gan. Bạn có thể bổ sung chất xơ từ các loại hoa quả, rau củ như dâu tây, cam, ớt chuông đỏ, cà rốt, bắp cải.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nguyên cám, gạo lứt và yến mạch cung cấp carbohydrate quan trọng cho cơ thể. Đặc biệt, đây còn là những thực phẩm giúp cơ thể sản sinh glucose và tạo ra năng lượng. Chính vì vậy, hãy bổ sung ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn của người bệnh ung thư gan.
Trái cây và rau củ
Nhiều người cũng thắc mắc bị ung thư gan nên ăn hoa quả gì? Trong trái cây và rau củ thường chứa rất nhiều các vitamin cũng như khoáng chất cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, trái cây và rau củ cũng rất giàu các chất có khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa bệnh ung thư. Vì thế, người mắc ung thư gan hãy bổ sung những thực phẩm này vào chế độ ăn.
Thịt trắng tốt cho người bệnh ung thư gan
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, so với thịt đỏ thì thịt trắng (thịt của gia cầm như gà, vịt, ngan) sẽ hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh ung thư. Người bệnh ung thư gan nên chế biến thịt trắng bằng cách hấp, luộc để cơ thể dễ tiêu hóa hơn thay vì sử dụng nhiều dầu mỡ.
Người ung thư gan nên ăn thịt trắng thay vì thịt đỏ
Thực phẩm ít chất béo
Gan và thận sẽ phải hoạt động mạnh hơn để tiêu thụ các thức ăn nhiều chất béo. Chính vì vậy, ăn thực phẩm ít chất béo như các loại hạt, dầu ô liu, dầu thực vật sẽ rất tốt cho người bị ung thư gan.
>>> Xem thêm: Cùng tìm hiểu về ung thư gan nguyên phát
Bị ung thư gan không nên ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì người bị ung thư gan không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, protein hay có lượng muối cao,... Cụ thể:
Thức ăn chứa nhiều chất béo
Thực phẩm giàu chất béo sẽ khiến cho gan phải làm việc nhiều hơn. Do đó, người bệnh nên hạn chế bánh quy, bánh ngọt, xúc xích,... trong khẩu phần ăn. Tuy nhiên, hạn chế chất béo chứ không phải là không ăn các chất béo, vì cơ thể cần một lượng chất béo vừa đủ để cân bằng dinh dưỡng.
Thức ăn nhiều protein
Gan phải hoạt động thường xuyên để loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể. Chính vì vậy, những thức ăn nhiều protein sẽ làm gan hoạt động mạnh hơn và bị quá tải, tổn thương, tích tụ độc tố trong cơ thể khiến bệnh chuyển biến nặng. Các thực phẩm giàu protein có thể kể đến như: Trứng, cá, sữa,... cần được hạn chế và bổ sung một lượng vừa đủ theo chỉ dẫn của chuyên gia.
Thức ăn có lượng muối cao
Muối khiến cơ thể giữ nước và tích tụ dịch ở trong gan, làm trầm trọng hơn các triệu chứng của người bệnh ung thư gan. Do đó, người bệnh cần tránh ăn các thực phẩm có chứa quá nhiều muối. Khi chế biến đồ ăn nên nêm nếm nhạt để hạn chế lượng muối trong thức ăn.
Ngoài các thức ăn kể trên, người bệnh cần bỏ rượu bia và các thức uống có cồn, cafein, không hút thuốc lá để hoạt động của gan được nhẹ nhàng hơn, tránh quá tải.
Không sử dụng thuốc lá, rượu bia trong quá trình điều trị ung thư gan
Lời khuyên cho người mắc ung thư gan
Người bị ung thư gan hãy hỏi ý kiến của chuyên gia để xây dựng chế độ ăn hợp lý, không nên tự ý thêm bớt các chất trong khẩu phần ăn. Cần kết hợp nghỉ ngơi và tập luyện phù hợp giúp duy trì cân nặng cũng như tăng cường sức khỏe.
Tinh thần lạc quan, thoải mái cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy hiệu quả của quá trình điều trị. Hãy luôn quan tâm đến người bị ung thư gan, tạo động lực để họ vượt qua được căn bệnh.
Ngoài ra, người bệnh nên sử dụng sản phẩm có thành phần chính là Oncolysin (cao sơn đậu căn, methylsulfonylmethane, kẽm salicylate) để hỗ trợ điều trị ung thư gan. Bởi theo nghiên cứu tại Thuỵ Sĩ, kẽm salicylate, MSM có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm. Theo báo cáo của các chuyên gia Trung Quốc, sơn đậu căn chứa hoạt chất matrine và oxymatrine có tác dụng ức chế quá trình phân chia tế bào, trung hòa acid ngoại bào, tác động đến mạng lưới ngoại bào của tế bào ung thư, thúc đẩy quá trình chết tế bào ung thư, ức chế sự di căn của tế bào ung thư đến cơ quan khác.
Trên đây là thông tin về các loại thực phẩm người bệnh ung thư gan nên ăn và không nên ăn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc về vấn đề bị ung thư gan nên ăn gì, kiêng gì, hãy để lại số điện thoại để chúng tôi tư vấn.
Link tham khảo:
https://www.healthline.com/health/cancer/liver-cancer-diet-foods#nutrition-guidelines
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4808884/
https://www.everydayhealth.com/liver-cancer/diet-for-liver-cancer-patients.aspx