Theo báo cáo của ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) năm 2018 trên thế giới mỗi năm có khoảng 841.000 ca mắc mới ung thư gan và 781.000 người tử vong vì căn bệnh này. Hiện nay, một trong những phương pháp điều trị ung thư gan phổ biến là phẫu thuật (mổ). Vậy khi nào cần mổ ung thư gan? Sau mổ người mắc nên làm gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau.

Khi nào cần mổ ung thư gan? 

Khi nào cần mổ ung thư gan là thắc mắc của không ít người? Đối với trường hợp phát hiện khối u sớm thì chuyên gia sẽ chỉ định phẫu thuật lấy khối u hoặc cắt bỏ một phần của gan. Những trường hợp phát hiện muộn thì cần kết hợp cả phẫu thuật lẫn hóa trị, xạ trị để thu nhỏ kích thước khối u rồi mới tiến hành loại bỏ chúng. Như vậy, phẫu thuật có thể sử dụng đơn lẻ ở giai đoạn sớm hoặc kết hợp với hóa, xạ trị ở giai đoạn muộn để hiệu quả điều trị mang lại cao hơn.  

Mổ ung thư gan là một trong những phương pháp điều trị phổ biến hiện nay. Tuy nhiên có thể gây ra một số biến chứng như: Chảy máu quá nhiều, các cục máu đông, nhiễm trùng vết mổ, viêm phổi,... Do đó, bác sĩ thường cân nhắc kỹ trước khi quyết định có nên phẫu thuật không.

Ung-Thu-Gan-1.jpg

Ung thư gan là bệnh lý nguy hiểm

Sau mổ ung thư gan người mắc nên làm gì?

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, người mắc ung thư gan sau khi mổ cũng nên lưu ý về lối sống để ngăn bệnh tái phát.

Lối sống hợp lý

Rượu, bia và thuốc lá là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan. Rượu, bia khiến gan không thể lọc hết các chất độc, từ đó các tế bào gan bị thương tổn và bị thay thế thành mô sẹo, gây xơ gan mãn tính và dẫn tới ung thư gan. Do đó, sau khi mổ người mắc ung thư gan những thức uống này.

Bên cạnh đó, người mắc ung thư gan cũng không nên sử dụng những loại thức uống có ga, không hút thuốc lá hoặc các chất kích thích khác.

Tập luyện thường xuyên

Thường xuyên luyện tập, vận động thể chất sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch cho cơ thể để chống lại các yếu tố gây hại, đặc biệt là tác nhân sinh ung thư gan.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Người mắc ung thư gan nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, dưới đây là một số thực phẩm người bệnh nên và không nên ăn:

Thực phẩm nên ăn

- Rau và trái cây: Theo nghiên cứu, rau và trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng bảo vệ gan. Cụ thể, các loại rau lá xanh, cà rốt, khoai tây và trái cây họ cam quýt được chứng minh giúp phòng ngừa ung thư gan hiệu quả.

- Chế phẩm từ sữa: Chuyên gia đã chứng minh dùng chế phẩm từ sữa mỗi ngày sẽ giảm 78% nguy cơ mắc ung thư gan.

- Uống trà xanh: Theo nghiên cứu, trà xanh rất giàu chất polyphenol giúp ngăn ngừa sự phát triển của ung thư gan.

Thực phẩm nên tránh

- Thức ăn bị mốc: Trong thức ăn bị mốc chứa aflatoxin có thể gây ung thư gan. Vì vậy, cần bảo quản thức ăn cẩn thận, khi thấy mốc nên bỏ ngay, đặc biệt là đậu nành, lạc, khoai lang,…

- Thực phẩm chứa lượng muối cao: Thực phẩm chứa hàm lượng muối cao làm trầm trọng hơn những triệu chứng của ung thư gan. Trong dưa muối, cà muối không những mặn mà còn chứa một lượng lớn nitrosamine được chứng minh gây ung thư gan. Do vậy, hạn chế hoặc tốt nhất không ăn đồ muối và nên chế biến món ăn nhạt là lời khuyên các chuyên gia dinh dưỡng dành cho bạn.

- Dầu, mỡ để lâu dễ tạo ra polymer phản ứng với protein và ADN trong cơ thể gây đột biến cấu trúc protein, tạo thành u ác tính. Vì vậy, chuyên gia khuyến cáo không nên lưu trữ quá lâu và đặc biệt không sử dụng dầu, mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần.