Ung thư gan là một trong những bệnh lý nguy hiểm và được rất nhiều người quan tâm. Hãy đảm bảo bản thân có những kiến thức cơ bản về căn bệnh này để phòng tránh cũng như điều trị đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh ung thư gan, hãy cùng tìm hiểu nhé.  

Ung thư gan là gì?

Ung thư gan được biết đến là sự tổn thương về gan, xuất hiện và phát triển các tế bào ung thư làm ảnh hưởng đến chức năng hay hoạt động của gan. Mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ phụ thuộc vào vị trí, kích thước, khả năng di căn của khối u. Ung thư gan thường được chia làm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Một khối u được tìm thấy ở trong gan.
  • Giai đoạn 2: Khối u được tìm thấy đã lan đến các mạch máu, có nhiều hơn một khối u, kích thước đều nhỏ hơn 3cm.
  • Giai đoạn 3: Tìm thấy nhiều hơn một khối u. Một trong số chúng có kích thước lớn hơn 5cm hoặc khối u đã di chuyển đến bên ngoài gan như các mạch máu lớn, cơ quan lân cận (ngoài túi mật), lớp vỏ bao quanh gan. Khối u chưa lan đến các hạch vùng hay di căn xa.
  • Giai đoạn 4 hay còn được gọi là giai đoạn cuối: Ung thư đã lan đến các vị trí khác của cơ thể như phổi, xương và hạch bạch huyết.

Nguyên nhân gây ung thư gan

Ung thư gan là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp người bị ung thư gan không tìm được nguyên nhân gây bệnh. Có thể kể đến các nguyên nhân thường gặp sau:

  • Thừa cân hay béo phì.
  • Mắc các bệnh gan khác bao gồm viêm gan B hoặc viêm gan C.
  • Uống rượu bia và hút thuốc lá.
  • Xơ gan.
  • Gan nhiễm mỡ.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Bệnh huyết sắc tố, cơ thể hấp thụ và dự trữ sắt nhiều hơn mức cần thiết.
  • Tiếp xúc với một loại chất độc do cây trồng bị mốc.
  • Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới.
  • Hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn và các tế bào ung thư có khả năng tạo lớp vỏ bọc ngụy trang bao bên ngoài để hệ miễn dịch không thể nhận diện, tấn công. 

He-mien-dich-suy-yeu,-khong-the-tieu-diet-yeu-to-la,-lam-tang-nguy-co-mac-ung-thu-gan.webp

Hệ miễn dịch suy yếu, không thể tiêu diệt yếu tố lạ, làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan

Triệu chứng của ung thư gan

Trong giai đoạn đầu, ung thư gan gần như không biểu hiện các triệu chứng rõ ràng, người bệnh khó có thể cảm nhận được sự thay đổi về sức khỏe. Tuy nhiên, khi ung thư gan di căn và phát triển, các triệu chứng xuất hiện rõ rệt hơn. Một số dấu hiệu bệnh thường gặp đó là:

  • Cảm thấy khó chịu ở vùng bụng trên bên phải.
  • Bụng sưng to, căng chướng.
  • Sờ thấy một cục cứng ở phía bên phải hay bên dưới khung xương sườn.
  • Đau gần xương bả vai phải hoặc ở lưng.
  • Vàng da.
  • Cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon miệng.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Sút cân không kiểm soát và không rõ nguyên do.
  • Dễ bị bầm tím và chảy máu.

Một số triệu chứng có thể là biểu hiện của bệnh lý khác không phải ung thư gan. Hãy luôn chú ý đến sức khỏe của bản thân để phát hiện ra các bất thường sớm nhất có thể.

Vậy làm thế nào để chẩn đoán ung thư gan? Chuyên gia sẽ thường tiến hành các xét nghiệm để kết luận bệnh:

  • Xét nghiệm máu: Đối với ung thư gan, chất alpha-fetoprotein (AFP) cho các số liệu hiển thị ở mức cao hơn và được coi như là một dấu hiệu của khối u. Xét nghiệm cho thấy mức độ men gan cao cũng có thể là dấu hiệu của bệnh gan.
  • Siêu âm: Cung cấp hình ảnh về cấu trúc mô mềm của gan.
  • Chụp cắt lớp: Sử dụng tia X để chụp ảnh chi tiết các cơ quan.
  • Chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI): Sử dụng nam châm lớn, sóng vô tuyến và máy tính tạo ra hình ảnh rõ nét. 
  • Chụp động mạch: Thuốc nhuộm được tiêm vào động mạch để hiển thị mô gan và khối u. 
  • Nội soi ổ bụng: Giúp quan sát gan và các cơ quan trong khu vực dạ dày bằng một ống mỏng có đèn chiếu sáng.
  • Sinh thiết: Nội soi, lấy một lượng mô và đem nghiên cứu dưới kính hiển vi. Đây là phương pháp chẩn đoán đáng tin cậy nhất để xác định ung thư gan.

Sieu-am-o-bung-giup-chan-doan-ung-thu-gan.webp

Siêu âm ổ bụng giúp chẩn đoán ung thư gan

Ung thư ga có chữa được không?

Ung thư gan có chữa được không còn tùy thuộc vào sức khỏe của người mắc, giai đoạn bệnh, vị trí cũng như kích thước của các khối u. Nếu như phát hiện sớm, bệnh hoàn toàn có khả năng chữa khỏi. 

Nếu càng để lâu, bệnh chuyển biến nặng, các phương pháp điều trị đưa ra gần như không hiệu quả và chỉ giúp giảm đau, nâng cao chất lượng sống, kéo dài tuổi thọ của người mắc. Dưới đây là các phương pháp được áp dụng để điều trị ung thư gan cho giai đoạn đầu và giai đoạn muộn.

Ung thư gan giai đoạn đầu chữa được không? 

Ở giai đoạn đầu, chuyên gia sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ các khối u. Đây là cách tốt nhất, đem lại cơ hội hồi phục cao cho người bệnh. Có hai phương pháp phẫu thuật: Cắt một phần gan và ghép gan.

  • Cắt một phần gan: Khi khối u còn nhỏ, việc cắt bỏ hoàn toàn phần gan chứa khối u được thực hiện giúp ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển và lan ra cơ quan, bộ phận khác. Liệu pháp này chỉ nên áp dụng cho người có chức năng gan còn ổn định và không phù hợp khi ung thư gan đã di căn.
  • Ghép gan: Ghép gan thường được dùng khi khối u có kích thước nhỏ hơn 5cm. Cấy ghép gan thành công sẽ đem lại cơ hội hồi phục cao và giảm nguy cơ tái phát của bệnh. Hệ thống miễn dịch có khả năng từ chối và tấn công gan mới được ghép nên cần các biện pháp hỗ trợ cơ thể tiếp nhận gan mới. Ghép gan không hề đơn giản, liệu pháp này tốn kém và cần thời gian để tìm kiếm gan phù hợp.

Điều trị các khối u ở giai đoạn muộn

Khi ung thư gan giai đoạn cuối, các khối u đã lớn và di căn đến nhiều cơ quan khác. Vì vậy, phẫu thuật không phải là sự lựa chọn cho điều trị. Các phương pháp được áp dụng cho giai đoạn muộn của ung thư gan là: Liệu pháp triệt tiêu, xạ trị, hóa trị.

Liệu pháp triệt tiêu

Sử dụng nhiệt từ dòng điện tác động trực tiếp lên khối u để thu nhỏ và ngăn chặn sự phát triển của nó.

Cũng có thể sử dụng phương pháp đông lạnh các khối u. Đưa khí lạnh để làm đông các mô bằng một đầu kim mỏng. Sau đó rã đông cho các mô này, lặp lại nhiều lần trong một đợt điều trị.

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng các bức xạ có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. 

Một loại xạ trị thường được áp dụng cho ung thư gan đó là liệu pháp xạ trị bên trong có chọn lọc (SPIRIT). Chuyên gia sẽ tiêm các hạt phóng xạ vào nguồn cung cấp máu của gan. Người bệnh có thể sử dụng SPIRIT nếu gan vẫn ổn định nhưng không thể thực hiện phẫu thuật.

Hóa trị

Sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn sự lây lan của chúng. Thuốc được dùng theo đường tiêm hoặc uống. Phương pháp này được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với xạ trị để đem lại hiệu quả cao hơn.

Phuong-phap-xa-tri-dieu-tri-ung-thu-gan.webp

Phương pháp xạ trị điều trị ung thư gan

>>> Xem thêm: Sau mổ ung thư gan sống được bao lâu?

Ung thư gan có lây không?

Nhiều người cho đến nay vẫn không rõ ung thư gan có lây không, nên thường suy nghĩ cần hạn chế tiếp xúc, không dùng chung đồ với người bệnh. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh và dẫn đến hiệu quả điều trị ung thư gan không cao. 

Cần phải hiểu rằng, ung thư gan là bệnh lý ác tính, không có khả năng lây lan thông qua tiếp xúc. Do đó, ung thư gan nói riêng và bệnh ung thư nói chung được xếp vào nhóm không lây nhiễm.

Tuy nhiên, khi ung thư gan là kết quả của nhiễm virus viêm gan B và C thì bệnh có khả năng lây nhiễm thông qua đường máu, từ mẹ sang con và khi quan hệ tình dục không an toàn. Để tránh trường hợp lây lan này, nên tiêm vắc-xin phòng viêm gan B và áp dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.

Ung thư gan sống được bao lâu?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của người bị ung thư gan như tuổi tác, sức khỏe và giai đoạn phát hiện bệnh, thời điểm điều trị:

  • Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và tiến hành phẫu thuật khi kích thước khối u còn nhỏ (dưới 3cm), tỷ lệ điều trị khỏi rất cao, khả năng sống sau 5 năm lên tới 80-90%.
  • Khi khối u đã lớn (từ 3-6cm) mới được phát hiện, tỷ lệ sống sau 5 năm giảm xuống còn 60%.
  • Nếu khối u đã lớn hơn 6cm và nhỏ hơn 10cm, tỷ lệ sống sau 5 năm là 10-15%.
  • Khối u lớn hơn 10cm thì khả năng chữa trị khỏi hầu như là không thể. Khi đó mục tiêu điều trị là giúp người bệnh giảm đau đớn và kéo dài sự sống.

Như vây, phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn. Muốn vậy, bạn cần phải luôn chú ý, nếu thấy dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe, hãy đến trung tâm y tế hoặc liên hệ với các chuyên gia để có hướng giải quyết phù hợp. Nên đi khám định kỳ, tầm soát ung thư để đảm bảo cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh.

Kich-thuoc-khoi-u-cang-nho,-kha-nang-dieu-tri-cang-cao.webp

Kích thước khối u càng nhỏ, khả năng điều trị càng cao

>>> Xem thêm: Cùng tìm hiểu về ung thư gan nguyên phát

Bị ung thư gan nên ăn gì, kiêng gì?

Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cần phải được quan tâm về vấn đề dinh dưỡng, khẩu phần ăn. Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh ung thư gan nên ăn và không nên ăn:

Bị ung thư gan nên ăn gì?

Người bệnh cần có một chế độ ăn hợp lý, đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng, giảm gánh nặng cho gan. Các chuyên gia đã đưa ra gợi ý như sau:

  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ, giúp giảm táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa như: Cà rốt, súp lơ xanh, rau chân vịt, bí đỏ,...
  • Chế biến bằng thực phẩm hữu cơ, có nguồn gốc tự nhiên.
  • Ăn trái cây và rau quả tươi chứa nhiều vitamin A, B, C, E cùng khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch như: Quả xoài, dưa lưới, cà rốt, cà chua, rau cải bắp, ớt chuông,...
  • Sử dụng thịt trắng từ gia cầm thay vì thịt đỏ.

Bị ung thư gan kiêng ăn gì?

Người bệnh ung thư gan nên hạn chế hoặc tránh sử dụng các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chiên xào có nhiều dầu mỡ. Nếu chiên có thể sử dụng dầu thực vật thay vì mỡ và dầu động vật.
  • Đồ ăn có lượng muối quá cao.
  • Không uống rượu và đồ uống có cồn trong quá trình điều trị.
  • Đồ ăn chứa hàm lượng chất béo cao, đồ ăn sẵn, chứa nhiều cholesterol xấu.

Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, bạn nên có các biện pháp để hạn chế, ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư gan:

  • Tránh uống quá nhiều rượu.
  • Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý để ngăn gan nhiễm mỡ.
  • Tiêm vắc-xin viêm gan B,...
  • Nghỉ ngơi và tập luyện khoa học.

Chuyên gia khuyên bạn nên tham khảo sử dụng thêm sản phẩm chứa thành phần chính là Oncolysin (cao sơn đậu căn, methylsulfonylmethane (MSM), kẽm salicylate). Theo nghiên cứu của Thụy Sĩ thì methylsulfonylmethane và kẽm salicylate có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm. Nghiên cứu của Trung Quốc đã chứng minh sơn đậu căn chứa hoạt chất matrine và oxymatrine có tác dụng ức chế sự phân chia tế bào, trung hòa acid ở ngoại bào, tác động lên mạng lưới ngoại bào bảo vệ tế bào ung thư khỏi tác nhân hóa học, thúc đẩy quá trình chết và ức chế sự di căn của các tế bào ung thư đến các cơ quan khác. 

Trên đây là các thông tin cơ bản về ung thư gan mà bạn nên biết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi và giải đáp thêm.

Link tham khảo:

https://www.cdc.gov/cancer/liver/

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9418-liver-cancer

https://www.nhs.uk/conditions/liver-cancer