Ung thư mắt khá hiếm gặp nhưng có thể gây nguy hiểm cho người mắc nếu không điều trị từ sớm. Vậy chẩn đoán ung thư mắt bằng cách nào? Ung thư mắt có mấy giai đoạn? Giải pháp hỗ trợ cải thiện và ngăn ngừa ung thư mắt là gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
Ung thư mắt là tình trạng như thế nào?
Ung thư mắt là một thuật ngữ chung bao gồm các loại ung thư ở nhiều vị trí khác nhau của mắt. Loại ung thư mắt mà người bệnh mắc phụ thuộc vào tế bào nơi mà nó bắt đầu hình thành. Bệnh được chia thành 5 giai đoạn chính:
Giai đoạn 0
Các tế bào tăng sinh không kiểm soát, tạo lớp vỏ bọc ngụy trang, hình thành nên khối u ở mắt. Tuy nhiên, giai đoạn này khối u có kích thước rất nhỏ, không thể phát hiện bằng kỹ thuật hay thăm khám thông thường.
Giai đoạn I
Ở giai đoạn I, kích thước của khối u rất nhỏ (khoảng 1 - 2 mm đến 1/2 mm). Các tế bào ung thư không lây lan ra xung quanh mô gần đó. Thường ở giai đoạn này, triệu chứng không rõ ràng, chỉ có thể phát hiện khi thăm khám.
Giai đoạn II
Một số triệu chứng của ung thư mắt bắt đầu xuất hiện như mất thị lực nhẹ và nhìn thấy đốm hoặc đường. Kích thước của khối u là từ 5 - 8 mm và bán kính tối đa 10 mm. Ở giai đoạn này, tế bào ung thư chưa di căn.
Ung thư mắt được chia thành 5 giai đoạn
Giai đoạn III
Khối u trong mắt có chiều rộng hơn 8 mm và dày 10 mm. Lúc này, tế bào ung thư có thể đã xâm lấn ra các mô xung quanh nhưng chúng không lan tới hạch bạch huyết gần nhất.
Giai đoạn IV
Đây là giai đoạn cuối của ung thư. Người bệnh có các triệu chứng như khó chịu, chán ăn và giảm cân. Lúc này, các tế bào ung thư đã lan đến hạch bạch huyết. Điều trị chỉ giúp giảm triệu chứng chứ không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
Nguyên nhân gây ung thư mắt
Có nhiều nguyên nhân gây ung thư mắt như tuổi tác, giới tính, di truyền, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời,... Cụ thể như sau:
Tuổi tác
Ung thư mắt phổ biến hơn ở những người tuổi cao. Độ tuổi trung bình của người bệnh được chẩn đoán ung thư mắt là 60 tuổi.
Màu mắt và màu da
Theo thống kê, những người có mắt màu xanh lam, xám hoặc xanh lá cây tiềm ẩn khả năng bị ung thư mắt cao hơn so những người mắt nâu. Nguy cơ mắc ung thư mắt cũng cao hơn ở những người da trắng hoặc có tàn nhang.
Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch
Những người được cấy ghép nội tạng cần phải dùng thuốc để ngăn hệ thống miễn dịch thải ghép cơ quan mới. Những loại thuốc này có thể làm giảm hệ thống miễn dịch nên người bệnh dễ mắc một số loại ung thư, bao gồm ung thư biểu mô tế bào vảy của mắt.
Tiếp xúc với bức xạ tia cực tím
Theo nghiên cứu, nguy cơ mắc ung thư hắc tố tại mắt tăng ở những người làm nghề hàn. Nguy cơ này có thể là do tiếp xúc với bức xạ tia cực tím.
Nhiễm HIV
Người nhiễm HIV có nguy cơ cao bị ung thư biểu mô tế bào vảy kết mạc mắt. Điều này được giải thích do tác động của virus lên hệ thống miễn dịch. Bất kỳ ai có hệ thống miễn dịch không hoạt động tốt đều có nhiều khả năng bị ung thư mắt. Tuy nhiên, những người không mang các yếu tố nguy cơ này vẫn có thể phát triển ung thư hạch ở mắt.
Hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn
Nguyên nhân gây ung thư nói chung và ung thư mắt nói riêng là do hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn, mất khả năng nhận diện lạ - quen. Chính vì vậy, các yếu tố lạ như vi khuẩn, virus, hóa chất độc hại có thể xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời, các tế bào ung thư có khả năng tạo lớp vỏ bọc ngụy trang bao quanh để hệ miễn dịch không thể nhận diện và tấn công, dẫn đến hình thành khối u.
Hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn gây ung thư mắt
Triệu chứng ung thư mắt như thế nào?
Ung thư mắt có nhiều triệu chứng không rõ ràng nên khó phát hiện sớm, thường được nhận biết khi kiểm tra mắt định kỳ. Các triệu chứng có thể gặp bao gồm:
- Lồi một bên mắt.
- Mất thị lực hoàn toàn hoặc một phần.
- Đau trong hoặc xung quanh mắt.
- U nhạt màu nhô lên trên bề mặt của mắt (kết mạc hoặc giác mạc).
- Mờ mắt.
- U trên mí mắt hoặc xung quanh mắt.
- Đốm hay tia sáng lóe lên hoặc xuất hiện đường ngoằn ngoèo trước mắt, có thể nhìn thấy rõ ràng phía trước nhưng không nhìn thấy ở hai bên.
- Một điểm tối trên phần có màu của mắt ngày càng lớn.
- Kích ứng mắt, mắt đỏ hoặc viêm kết mạc mạn tính.
- Nếu ung thư di căn ra bên ngoài mắt hoặc làm cho áp suất bên trong mắt tăng thì có thể gây đau.
Ung thư mắt gây đau
Phương pháp chẩn đoán ung thư mắt
Bên cạnh các triệu chứng điển hình, để chẩn đoán chính xác ung thư mắt có thể dựa vào một số phương pháp sau:
Khám lâm sàng
Chuyên gia sẽ kiểm tra tổng quan xung quanh mắt, giác mạc và đồng tử. Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường hoặc khối u trong mắt, có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm sàng lọc khác.
Sinh thiết kim
Chuyên gia sẽ lấy tế bào làm sinh thiết bằng kim y khoa chuyên dụng. Các tế bào sẽ được nuôi cấy và làm sinh thiết trong phòng xét nghiệm. Nhìn vào các tế bào dưới kính hiển vi sẽ giúp chẩn đoán chính xác khối u ác tính trên 95%.
Chụp CT, MRI
Khối u bắt đầu trong mắt có thể qua máu, hệ bạch huyết di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, thông thường là gan. Nếu nghi ngờ di căn, chuyên gia có thể kiểm tra mức men gan trong máu của người bệnh hoặc qua chụp cắt lớp vi tính (CT hoặc CAT) hay siêu âm gan.
Chụp CT tạo ra một hình ảnh 3 chiều bên trong cơ thể, giúp chuyên gia thấy khối u nếu có. Hình ảnh chụp CT cũng có thể được sử dụng để đo kích thước và sự phát triển của khối u.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này giúp xác định vị trí hoặc kích thước khối u.
Siêu âm
Hình ảnh siêu âm phản ánh tình trạng bên trong của mắt, từ đó, giúp nhận biết khối u hay tổn thương bên trong mắt.
Siêu âm giúp chẩn đoán ung thư mắt
Phương pháp điều trị ung thư mắt
Có 3 phương pháp điều trị ung thư mắt chính là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Điều trị bằng phương pháp nào còn tùy sức khỏe của người mắc và giai đoạn bệnh.
Phẫu thuật mắt
Phẫu thuật bảo tồn mắt để loại bỏ khối u khỏi nhãn cầu hoặc xung quanh mắt. Vài trường hợp cũng có thể phải loại bỏ một lượng nhỏ mô khỏe mạnh xung quanh khối u để đảm bảo rằng tất cả các tế bào ung thư đã được tiêu diệt.
Sau khi phẫu thuật, chuyên gia có thể chỉ định hóa trị và xạ trị. Loại phẫu thuật được chỉ định còn phụ thuộc vào vị trí ung thư của người bệnh.
Khi phẫu thuật, người bệnh thường được gây mê toàn thân. Vì vậy, người bệnh sẽ không có ý thức và cảm giác trong quá trình phẫu thuật. Chuyên gia có thể sẽ băng lên vùng mắt hoặc hốc mắt trong khoảng 12 đến 48 giờ.
Hóa trị ung thư mắt
Hóa trị ung thư mắt là phương pháp sử dụng các loại thuốc chống ung thư (gây độc tế bào) để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc sẽ lưu thông khắp cơ thể theo đường máu.
Hóa trị thường không được sử dụng phổ biến với u ác tính của nhãn cầu (u ác tính màng bồ đào). Chuyên gia có chỉ định hóa trị nếu khối u ác tính tái phát sau khi điều trị bằng phẫu thuật hoặc xạ trị.
Lựa chọn loại thuốc hóa trị còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, bao gồm loại ung thư mắt và vị trí của ung thư trong mắt. Chẳng hạn như với ung thư tế bào hắc tố và ung thư tế bào vảy của bề mặt mắt sử dụng: Mitomycin C, fluorouracil (5FU).
Thuốc hóa trị sử dụng để điều trị ung thư hạch mắt bao gồm: Methotrexate, cytarabine (Ara-C), thiotepa, chlorambucil,... U ác tính màng bồ đào đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể từ mắt điều trị bằng: Dacarbazine, temozolomide,...
Xạ trị ung thư mắt
Xạ trị ung thư mắt là phương pháp điều trị bệnh khá phổ biến. Chuyên gia sử dụng tia xạ từ bên ngoài để loại bỏ khối u hoặc đưa nguồn phóng xạ vào khu vực có khối u bằng pellet nhỏ.
Ngoài ra, cách xạ trị mới là sử dụng tia proton hoặc phẫu thuật để hạn chế bớt các tác dụng không mong muốn của xạ trị truyền thống.
Xạ trị ung thư mắt điều trị bệnh
Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện đại, người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Nổi bật trong số đó là sản phẩm chứa thành phần chính Oncolysin (sơn đậu căn, kẽm salicylat, methylsulfonylmethan).
Sơn đậu căn đã được chiết xuất và nghiên cứu tại Trung Quốc chứng minh hoạt chất matrine và oxymatrine có thể ức chế sự phân chia tế bào, trung hòa acid ngoại bào, tác động tới lưới ngoại bào ECM (tế bào ung thư phát triển tổ chức xơ sợi để bảo vệ, hóa chất khó tác động tới).
MSM là hợp chất sinh học tự nhiên đã được nghiên cứu ở Thụy Sĩ (2014), Hoa Kỳ (2017) đã đánh giá tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, ức chế cảm ứng cytokin gây viêm. Nghiên cứu năm 2017 chứng minh muối kẽm có tác dụng ức chế tế bào ung thư, chống oxy hóa, chống viêm.
Không chỉ vậy, sản phẩm còn kết hợp với các thành phần thảo dược quý khác như bạch hoa xà thiệt thảo, bán biên liên, xạ đen,… có tác động tốt với bệnh ung thư mắt.
Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về ung thư mắt. Bên cạnh các biện pháp điều trị hiện đại, đừng quên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính Oncolysin mỗi ngày để tăng hiệu quả, bạn nhé!
Link tham khảo:
https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/eye-cancer/stages-types/types
https://www.cancer.net/cancer-types/eye-cancer/overview
https://www.cancer.org/cancer/eye-cancer/about/what-is-eye-cancer.htm