Việt Nam là nước chịu lượng bức xạ mặt trời rất cao, nhất là trong những ngày hè nắng gắt nên tỷ lệ mắc bệnh ung thư da cũng khá cao. Ngoài nguyên nhân do bức xạ thì còn những yếu tố nguy cơ gây ung thư da thường gặp nhất nào mà chúng ta cần quan tâm? Để có câu trả lời cho thắc mắc này, hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết sau đây!

Ung thư da là tình trạng như thế nào?

Ung thư da là sự phát triển bất thường của tế bào da, xuất phát từ biểu mô da che phủ mặt ngoài cơ thể, gồm nhiều lớp tế bào. Có 3 loại ung thư da chính là: Ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư hắc tố.

Bạn có thể giảm nguy cơ ung thư da bằng cách hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với bức xạ tia cực tím (UV) và bức xạ ion hóa. Phát hiện sớm ung thư da giúp cơ hội điều trị bệnh cao hơn.

>> Xem thêm: Cùng tìm hiểu về bệnh ung thư gan nguyên phát

Một số yếu tố nguy cơ gây ung thư da thường gặp nhất

Nguyên nhân ung thư da xảy ra khi có lỗi (đột biến) trong ADN của các tế bào da. Các đột biến làm cho các tế bào phát triển ngoài tầm kiểm soát và tạo thành một khối các tế bào ung thư. Có 1 hoặc nhiều yếu tố rủi ro gây ảnh hưởng tới cấu trúc ADN từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Cụ thể:

- Tiền sử bỏng nắng: Từng bị một hoặc nhiều vết cháy nắng phồng rộp sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da. 

- Phơi nắng quá nhiều: Phơi nắng quá nhiều, đặc biệt nếu da không được bảo vệ bởi kem chống nắng hoặc quần áo sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư da.

- Khí hậu nắng hoặc độ cao: Những người sống ở vùng có nhiều nắng, khí hậu ấm áp, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn người sống ở vùng khí hậu lạnh. 

- Nước da trắng: Bất kỳ ai, bất kể màu da nào đều có thể bị ung thư da. Tuy nhiên, có ít sắc tố (melanin) trong da thì cơ thể sẽ ít được bảo vệ khỏi bức xạ UV hơn. Vì thế, người da trắng có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn người da sẫm màu.

- Tiền sử gia đình bị ung thư da: Nếu cha mẹ hoặc anh chị em bị ung thư da thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn.

- Tiền sử cá nhân bị ung thư da: Nếu đã từng bị ung thư da một lần thì sẽ có nguy cơ tái phát.

- Tiếp xúc với bức xạ: Những người được điều trị bằng bức xạ cho các tình trạng da như chàm và mụn trứng cá có thể tăng nguy cơ ung thư da, đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào đáy.

- Tiếp xúc với một số chất: Tiếp xúc với một số chất, chẳng hạn như asen, có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.

- Hệ thống miễn dịch suy yếu: Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu có nguy cơ phát triển ung thư da cao hơn. 

Bình thường, khi có yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể thì hệ miễn dịch sẽ chống lại những tác nhân độc hại hay tế bào lạ đó. Nhưng vì một số nguyên nhân như ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên căng thẳng,... sẽ khiến cho hệ miễn dịch suy yếu. Lúc này, hệ miễn dịch không làm tròn chức năng vốn có, từ đó không phát hiện và tiêu diệt được những tế bào lạ (trong đó bao gồm tế bào ung thư da). Khi đó sẽ làm tăng cường quá trình oxy hóa trong cơ thể, gây mất cân bằng giữa gốc tự do và chất chống oxy hóa, tổn thương tế bào, mất hoặc suy giảm năng lượng tế bào, giảm thông tin tế bào, rối loạn quá trình chết tế bào theo chương trình, hệ quả là tăng sinh, dị sản, loạn sản tế bào, hình thành tế bào tiền u bướu, cuối cùng là dẫn đến u bướu, trong đó có ung thư da.

>> Xem thêm: Xem ngay các tác dụng phụ của việc điều trị ung thư ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa!