Ung thư đại tràng giai đoạn cuối có diễn biến khá phức tạp và khó điều trị hơn các giai đoạn khác. Vậy bệnh biểu hiện như thế nào, có chữa được không, thời gian sống là bao lâu? Tất cả các thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Ung thư đại tràng giai đoạn cuối là gì?

Các giai đoạn của ung thư đại tràng được xác trên cơ sở sự xâm lấn của tế bào ung thư, khối u đến thành ruột, hạch bạch huyết và những cơ quan khác. Ung thư giai đoạn cuối hay giai đoạn 4, là tình trạng tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan ở xa đại tràng như gan, phổi và buồng trứng. Giai đoạn này được chia thành 3 giai đoạn nhỏ khác, cụ thể:

  • Giai đoạn IVA: Ung thư đã lan đến một cơ quan và các hạch bạch huyết ở ngoài ruột kết.
  • Giai đoạn IVB: Ung thư đã lan đến nhiều cơ quan ở xa và nhiều hạch bạch huyết hơn ở giai đoạn IVA.
  • Giai đoạn IVC: Ung thư đã ảnh hưởng đến các mô bụng.

Biểu hiện ung thư đại tràng giai đoạn cuối

Ung thư đại tràng là căn bệnh ác tính diễn biến âm thầm và khó có thể nhận biết ở các giai đoạn sớm. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn cuối, các dấu hiệu được biểu hiện rõ rệt như:

  • Mệt mỏi và giảm cân không rõ nguyên do.
  • Rối loạn tiêu hóa: Táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn. Mặc dù đây cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý khác, ít nghiêm trọng hơn nhưng cũng là dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn cuối.
  • Đau bụng hoặc đau ở vùng chậu, chướng bụng.
  • Đi ngoài ra máu: Đây cũng có thể là do các bệnh lý khác gây chảy máu đường tiêu hóa như bệnh trĩ, viêm loét đại tràng, vết nứt hậu môn, bệnh crohn,... Một số thực phẩm cũng có thể làm thay đổi màu phân như củ cải đường. Mặc dù vậy, bạn không nên chủ quan, khi thấy máu trong phân, bạn hãy gặp các chuyên gia để đảm bảo không có vấn đề nghiêm trọng nào về sức khỏe.
  • Thiếu máu không rõ nguyên nhân: Thiếu máu là tình trạng thiếu hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể và do đó bạn sẽ thấy khó thở, mệt mỏi, không có sức.

Hãy chú ý đến các thay đổi của bản thân, vì nó có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng giai đoạn cuối. Phát hiện sớm bệnh sẽ giúp cho việc điều trị dễ dàng và đạt hiệu quả hơn.

Roi-loan-tieu-hoa---bieu-hien-cua-ung-thu-dai-trang-giai-doan-cuoi.webp

Rối loạn tiêu hóa - biểu hiện của ung thư đại tràng giai đoạn cuối

>>> Xem thêm: Những điều cơ bản cần biết về ung thư đại tràng di căn gan

Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn cuối

Phương pháp điều trị được sử dụng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm phát hiện bệnh, kích thước khối u, tình trạng sức khỏe của người mắc. Các lựa chọn điều trị có thể là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị,... với mục đích chung là loại bỏ tế bào ung thư, ngăn chặn sự lây lan và giảm bớt đau đớn, nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Phẫu thuật

  • Ở giai đoạn 4 ung thư đại tràng, khối u đã di chuyển đến nhiều cơ quan và các mô ở xa, phẫu thuật gần như không có khả năng chữa khỏi ung thư. Nếu kết quả thăm dò bệnh cho thấy ung thư mới lan đến một vài khu vực nhỏ, thì phẫu thuật vẫn được tiến hành với hy vọng sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của người mắc. 
  • Phẫu thuật sẽ cắt bỏ một phần ruột kết và các hạch bạch huyết đã bị ung thư xâm lấn. Chuyên gia thường kết hợp phẫu thuật với phương pháp hóa trị ung thư. Hóa trị trước phẫu thuật làm thu nhỏ khối u và giúp quá trình phẫu thuật thuận lợi hơn. Chỉ định hóa trị sau phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại.
  • Phẫu thuật còn được sử dụng với mục đích làm giảm các triệu chứng bệnh. Chuyên gia sẽ phẫu thuật để giải phóng các đoạn tắc nghẽn của đại tràng bằng cách đặt một ống rỗng hay còn được gọi là stent. Liệu pháp này giúp cho đường tiêu hóa có thể lưu thông lại bình thường, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đại tràng giai đoạn cuối.

Xạ trị

Xạ trị sử dụng các tia bức xạ có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Có thể dùng bức xạ từ nguồn bên ngoài cơ thể hoặc đưa các hạt phóng xạ vào bên trong cơ thể, đến gần khối u.

Hóa trị liệu

  • Nếu như ung thư đại tràng đã di căn quá xa, phương pháp phẫu thuật không đem lại hiệu quả, hóa trị sẽ là lựa chọn điều trị thích hợp.
  • Tùy vào tình huống bệnh cụ thể, chuyên gia sẽ lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp dựa trên khả năng đáp ứng, sức khỏe của người mắc.
  • Phương pháp điều trị này sẽ nhắm vào các tế bào đang phân chia nhanh chóng và cả những tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, các tế bào này có thể phục hồi sau hóa trị. Những tác dụng phụ có thể gặp sau hóa trị như: Rụng tóc, buồn nôn, nôn, mệt mỏi,...  

Hoa-tri-lieu-ung-thu-dai-trang-giai-doan-cuoi.webp

Hóa trị liệu ung thư đại tràng giai đoạn cuối

Ung thư đại tràng giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tiên lượng của người bệnh ung thư đại tràng giai đoạn cuối được đánh giá dựa trên tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 14%. Tuy nhiên, người bệnh sống được bao lâu phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như tình trạng các khối u, sức khỏe, biện pháp điều trị và chăm sóc. 

Không một chuyên gia nào có thể dự đoán chính xác thời gian sống của người mắc ung thư đại tràng giai đoạn cuối. Con số trên chỉ mang ý nghĩa tương đối và không cụ thể cho một cá nhân nhất định. Người bệnh có thể sống lâu hơn nữa nếu tích cực tham gia điều trị, làm theo chỉ dẫn của các chuyên gia.

Bị ung thư đại tràng giai đoạn cuối nên ăn gì, không nên ăn gì?

Đại tràng là bộ phận quan trọng của cơ thể giữ chức năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn và thải chất cặn bã ra ngoài. Người bệnh ung thư đại tràng giai đoạn cuối cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn để cung cấp đầy đủ lượng calo và dinh dưỡng cần thiết, góp phần hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn.

Bị ung thư đại tràng giai đoạn cuối nên ăn gì?

Dưới đây là một số loại thực phẩm mà chuyên gia khuyên người bệnh ung thư đại tràng giai đoạn cuối nên dùng:

  • Ăn nhiều loại trái cây, củ quả như cà rốt, cà chua, dưa hấu, đu đủ, chuối,... có thể ép nước để dễ tiêu hóa hơn.
  • Ăn nhiều loại thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất thiết yếu như cải xoăn, súp lơ xanh, rau bó xôi,...
  • Cung cấp nhiều chất xơ từ các loại hạt, ngũ cốc như hạt điều, óc chó,...

Các lưu ý khi ăn đối với người bệnh ung thư đại tràng:

  • Thay vì dùng 3 bữa một ngày, chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa ăn (6-8 bữa/ngày).
  • Nhai chậm, không nên ăn quá nhanh.
  • Chế biến thức ăn ở dạng lỏng dễ tiêu hóa, không cho quá nhiều muối.
  • Uống đủ nước. 

An-cac-loai-trai-cay-rau-cu-tot-cho-ung-thu-dai-trang-giai-doan-4.jpg

Ăn các loại trái cây, rau củ tốt cho ung thư đại tràng giai đoạn 4

Bị ung thư đại tràng giai đoạn cuối kiêng ăn gì?

Các chuyên gia thường sẽ nhắc nhở người bệnh hạn chế hoặc tránh dùng những loại thực phẩm như:

  • Không dùng thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), thay thế thịt đỏ bằng thịt trắng (thịt gà, thịt ngan,...).
  • Không uống các loại nước có cồn (rượu, bia,..), không hút thuốc lá.
  • Tránh ăn đồ chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, chứa quá nhiều muối, nhiều chất béo và dầu mỡ. 

Ngoài chế độ ăn hợp lý, người mắc cần có chế độ nghỉ ngơi và tập luyện điều độ, giúp cơ thể dẻo dai hơn để chống lại căn bệnh ác tính này.

Người bệnh cũng có thể tham khảo sản phẩm chứa thành phần chính là Oncolysin (cao sơn đậu căn, methylsulfonylmethane, kẽm salicylate). Methylsulfonylmethane và kẽm salicylate đã được các nghiên cứu của Thụy Sỹ báo cáo có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm. Sơn đậu căn được nghiên cứu của Trung Quốc chứng minh là chứa hoạt chất matrine và oxymatrine có tác dụng ức chế sự phân chia tế bào, trung hòa acid ở ngoại bào, tác động lên mạng lưới ngoại bào bảo vệ tế bào ung thư khỏi tác nhân hóa học, thúc đẩy quá trình chết, ức chế sự di căn của tế bào ung thư đến các cơ quan khác. Sản phẩm còn có sự kết hợp của các dược liệu quý rất tốt cho quá trình điều trị ung bướu nói chung và ung thư đại tràng giai đoạn cuối nói riêng.

Trên đây là các thông tin cơ bản của ung thư đại tràng giai đoạn cuối. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn. Hãy để lại số điện thoại nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào. Chúng tôi sẽ giải đáp ngay!

Link tham khảo: 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4069290/

https://www.verywellhealth.com/dying-of-cancer-796407

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14501-colorectal-colon-cancer

https://www.medicalnewstoday.com/articles/150496

https://www.webmd.com/colorectal-cancer/ss/slideshow-colorectal-cancer-overview