U vú là bệnh lý khá phổ biến. U vú gồm u lành tính và u ác tính. Tuy nhiên, dù là u lành hay u ác thì đều có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của người mắc. Vậy làm cách nào để nhận biết bệnh và phương pháp điều trị nào đem lại hiệu quả cao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin về u vú trong bài viết dưới đây nhé!
U vú có biểu hiện gì?
Nhiều người thắc mắc u vú là gì? U vú là khối u phát triển bất thường bên trong vú. Trong thời kỳ kinh nguyệt, vú có thể cương cứng hơn so với ngày thường.
Một số dấu hiệu điển hình của khối u vú bao gồm:
- Sờ nắn thấy các khối u cục ở vú.
- Một vùng vú khác biệt với các vùng còn lại.
- Cục u cứng không biến mất sau kỳ kinh nguyệt.
- Vú của bạn bị thâm tím mà không rõ nguyên nhân.
- Da vú bị đỏ hoặc nhăn nhúm.
- Núm vú bị thụt vào trong.
- Tiết dịch ở núm vú có màu trong, vàng, vàng rơm hoặc nâu sẫm.
Triệu chứng của u vú
>>> Xem thêm: 7 triệu chứng ung thư vú bạn cần biết để điều trị hiệu quả
Các loại u vú
U vú được chia làm hai loại là lành tính và ác tính (ung thư vú). Dựa vào các xét nghiệm và kiểm tra, các chuyên gia sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về loại u vú mà bạn mắc phải.
U vú lành tính
Nhiều khối u ở vú là lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, chúng có thể gây đau đớn và khó chịu hoặc những biến chứng khác ngay cả khi nó không phải là bệnh ung thư.
- U nang vú: Là một túi chứa đầy chất lỏng bên trong vú. Chúng khá phổ biến ở phụ nữ ở độ tuổi 50 đang trong thời kỳ tiền mãn kinh và cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. U nang vú thường nếu ấn vào nó sẽ có cảm giác như một quả bóng nước, khá mềm. U nang vú có thể di chuyển và thay đổi kích thước trong chu kỳ kinh nguyệt. U nang có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào của vú từ bề mặt đến sâu bên trong.
- U sợi tuyến vú: Là khối u lành tính được cấu tạo từ các mô tuyến và mô liên kết. Chúng thường xuất hiện ở độ tuổi 20 và 30. Các u sợi thường nằm gần bề mặt vú, một số trường hợp không cảm nhận được sự hiện diện của nó và chỉ được phát hiện khi chụp x-quang.
- U tuyến vú: Được đặc trưng bởi phì đại tiểu thùy vú - tuyến tạo ra sữa, bệnh có thể kèm theo chứng vôi hóa tuyến vú.
- Hoại tử mỡ và u mỡ: Nếu mô mỡ bị tổn thương hoặc bị phá vỡ cấu trúc có thể gây hoại tử và dẫn đến sự hình thành của các cục u trong vú gây đau đớn, tiết dịch ở núm vú. U mỡ là một khối u mềm có thể di chuyển và không gây đau.
U vú ác tính
U vú ác tính hay ung thư vú thường cho cảm giác cứng và chắc khi sờ vào, có hình dạng bất thường. Ung thư vú thường không cho biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu, phát triển không kiểm soát và lan rộng bên trong vú, đến các hạch bạch huyết lân cận và đến cơ quan xa hơn của cơ thể.
Các khối u ác tính có thể kể đến là:
- Bệnh paget núm vú.
- Ung thư biểu mô tuyến vú xâm lấn.
- Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn của vú.
- Ung thư biểu mô tủy.
- Ung thư vú dạng viêm.
- Ung thư vú di căn.
- Ung thư biểu mô hình ống.
Ung thư vú có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào bên trong vú, nhưng vị trí thường thấy nhất là phần trên bên ngoài vú, sâu bên trong gần với thành ngực hoặc ở vùng nách.
Các khối u ung thư thường không di chuyển được trong quá trình tự kiểm tra vú nhưng vì các mô xung quanh dễ di chuyển cho nên đôi khi khó có thể nhận biết được bằng cách kiểm tra bằng tay.
Khối u trong vú
Nguyên nhân gây u vú
Vú của phụ nữ được cấu tạo bởi nhiều loại mô khác nhau. Mỗi bên vú có các tiểu thùy và mô tuyến được sắp xếp tương tự các cánh hoa cúc. Các thùy lại được chia thành các tiểu thùy nhỏ hơn để sản xuất sữa. Mô nâng đỡ tạo hình dạng cho vú được tạo thành từ mô mỡ và mô liên kết sợi.
Mỗi bộ phận của vú sẽ có các phản ứng theo những cách khác nhau để đáp ứng với sự thay đổi hóa học của cơ thể. Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các khối u trong vú.
Dưới đây là một số yếu tố được cho là nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát bệnh:
- Mất cân bằng nội tiết tố: Sự tăng bất thường estrogen và giảm progesterone - các hormone tham gia vào sự phát triển của các ống và tuyến sữa.
- Do gen di truyền: Khi trong gia đình có người mắc bệnh u vú, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
- Sống trong môi trường độc hại, ô nhiễm tạo điều kiện cho bệnh u vú phát triển.
- Ăn uống không hợp lý, lười vận động, béo phì.
>>> Xem thêm: U vú lành tính là gì? Nguyên nhân và phân loại u vú lành tính
U vú có nguy hiểm không?
U vú lành tính mặc dù ít làm tăng nguy cơ ung thư vú, mặc dù vậy bệnh vẫn có thể đem lại các biến chứng hay rủi ro khác như gây đau và khó chịu cho người bệnh.
Đối với ung thư vú nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu, các khối u vẫn còn nhỏ và khu trú, các biện pháp can thiệp y học sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả thậm chí là dứt điểm hoàn toàn. Nếu để bệnh phát triển đến giai đoạn muộn, các biện pháp điều trị lúc này không hiệu quả mà chỉ giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh giúp họ đỡ đau đớn hơn. Do đó việc xác định các khối u ác tính sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Các phương pháp điều trị u vú hiệu quả
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây u vú và tình trạng của khối u, các chuyên gia sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân như: Phẫu thuật, hóa trị hay sử dụng thuốc,... Cụ thể:
Phẫu thuật
Phẫu thuật thường được sử dụng để loại bỏ các khối u khỏi vú khi nó còn khu trú và có những bất thường gây nguy hiểm cho người bệnh. Có thể cân nhắc việc thực hiện phẫu thuật khi các khối u khó chịu tái phát hàng tháng hoặc có chứa dịch và chảy mủ. Việc phẫu thuật có thể để lại sẹo và cần phải thực hiện phẫu thuật tái tạo vú bằng cấy ghép silicon hoặc sử dụng chính mô vú để tái tạo sau đó.
Đối với khối u ác tính, có các phương pháp phẫu thuật loại bỏ sau:
- Cắt bỏ khối u: Loại bỏ u cùng một ít mô lành xung quanh khối u.
- Cắt bỏ toàn bộ hoặc đơn giản: Trong phương pháp này, toàn bộ vú sẽ được cắt bỏ. Phẫu thuật cắt bỏ đơn giản thường được dùng để ngăn ngừa ung thư vú ở phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Cắt bỏ tuyến vú triệt để: Các chuyên gia sẽ loại bỏ tất cả các mô vú cùng với núm vú. Các hạch bạch huyết cũng được loại bỏ theo đó trong khi các cơ ngực vẫn còn nguyên vẹn và các cuộc tái tạo thường được đề nghị thực hiện sau đó.
Phẫu thuật cắt bỏ khối u vú
Hóa trị
Hóa trị là sử dụng các loại thuốc để tiêu diệt các tế bào bệnh ung thư. Nó có thể được phối hợp với các phương pháp khác như xạ trị, phẫu thuật. Hóa trị thường được truyền qua đường tĩnh mạch bởi thể có tác dụng toàn thân và có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc,... Điều này được giải thích bởi thuốc hóa trị nhắm tới tế bào ung thư đồng thời cũng hướng đến các tế bào lành khác.
Xạ trị
Xạ trị là việc sử dụng chùm tia X có năng lượng cao từ bên ngoài hoặc bức xạ bên trong để ngăn chặn sự tăng trưởng các tế bào u bướu. Phương pháp xạ trị có thể được sử dụng sau khi cắt bỏ khối u giúp ngăn ngừa ung thư tái phát. Sử dụng trước khi phẫu thuật giúp thu hẹp khối u tạo điều kiện cho phẫu thuật thực hiện dễ dàng hơn. Một số trường hợp, xạ trị dùng để thay thế cho phẫu thuật bởi không thể cắt bỏ khối u do kích thước hoặc vị trí của nó.
>>> Xem thêm: U vú lành tính có nguy hiểm không? Làm sao để ngăn ngừa u vú?
Dùng sản phẩm thảo dược kết hợp điều trị u vú
Người bệnh u vú có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm thảo dược có chứa Oncolysin (cao sơn đậu căn, methylsulfonylmethane, kẽm salicylate). Methylsulfonylmethane và kẽm salicylate đã được các nghiên cứu của Thụy Sỹ báo cáo có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm. Sơn đậu căn được nghiên cứu của Trung Quốc chứng minh là có chứa hoạt chất matrine và oxymatrine có khả năng ngăn chặn sự phân chia tế bào, trung hòa acid ngoại bào, tác động lên mạng lưới ngoại bào giúp tế bào u bướu tránh khỏi tác nhân hóa học, thúc đẩy quá trình chết và ức chế sự di căn của các tế bào ung bướu đến các cơ quan khác.
Phòng ngừa u vú như thế nào?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chưa có phương pháp nào có thể ngăn ngừa u vú một cách triệt để, tuy nhiên việc thay đổi lối sống có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh:
- Hạn chế uống rượu bia và hút thuốc lá.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Tập luyện thường xuyên.
- Hạn chế sử dụng các liệu pháp hormone sau mãn kinh.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế thức ăn dầu mỡ, ăn nhiều trái cây, hoa quả và uống nhiều nước hơn,...
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện các bất thường về sức khỏe và điều trị sớm.
- Thường xuyên tự kiểm tra vú của bản thân.
Thường xuyên tự kiểm tra vú
Trên đây là toàn bộ thông tin về u vú. Hy vọng bài viết sẽ thực sự hữu ích cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại cách thức liên hệ của bạn ngay dưới đây để chúng tôi giải đáp thêm cho bạn.
Link tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/186084#causes
https://www.nhs.uk/conditions/breast-lump/
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/suspicious-breast-lumps/symptoms-causes/syc-20352786
https://www.webmd.com/breast-cancer/guide/benign-breast-lumps
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/6906-breast-lumps