Các khối u lành tính có thể hình thành ở bất cứ nơi nào trong cơ thể. Hiện nay, một trong những dạng u lành tính phổ biến nhất là u vú. Vậy u vú lành tính có nguy hiểm không? Làm thế nào để ngăn ngừa u vú? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây. 

Khối u vú lành tính là gì? 

U vú hay u xơ tuyến vú là khối u lành tính thường gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh sản hoặc tiền mãn kinh. Nguyên nhân chủ yếu là do sự mất cân bằng nội tiết estrogen, progesteron, prolactin. 

Sự hình thành khối u là do sự tăng sinh quá mức một số tế bào không cần thiết ở tuyến vú tạo nên một khối tế bào thừa và không có chức năng gây cộm, vướng, khó chịu với người bị. Những loại u vú thường gặp là: U xơ vú, u nang vú, giả u vú, u ác tính hay được gọi là ung thư vú. 

Khối u vú lành tính có nguy hiểm không? 

Khối u lành tính phát triển khi các tế bào trong cơ thể phân chia và phát triển với tốc độ quá mức. Thông thường, cơ thể có sự cân bằng sự tăng trưởng và phân chia của các tế bào. Khi các tế bào già cỗi hư hỏng, chết, chúng được thay thế bằng các tế bào mới khỏe mạnh. Trong trường hợp khối u, các tế bào chết không được thay thế và tạo thành một một khối u.

Không phải tất cả các khối u, ung thư hoặc lành tính đều có triệu chứng lâm sàng. Tùy thuộc vào vị trí của khối u, nhiều triệu chứng có thể ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan quan trọng hoặc các giác quan. Tùy thuộc vào vị trí, các triệu chứng có thể gặp khi có khối u lành tính bao gồm:

- Đau và khó chịu ở vú;

- Cục u bất thường, u nang hoặc sưng;

- Ngứa da;

- Núm vú nhạy cảm;

- Xuất hiện 1 cục tròn, mịn, rắn trong vú, nhưng không đau;

- Kích thước tròn, hình quả nho, kết cấu chứa đầy nước.

Cơ thể có thể có những dấu hiệu khác như: 

- Khó chịu;

- Mệt mỏi;

- Sốt;

- Mất cảm giác ngon miệng;

- Đổ mồ hôi đêm;

- Giảm cân đột ngột. 

Khối u vú lành tính thường không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, u vú lại ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và thẩm mỹ. Đó là chưa kể đến tỷ lệ tái phát u vú sau phẫu thuật thường rất cao. Do vậy, bạn không nên chủ quan nếu đang ở trong tình trạng như vậy, hãy đi khám chuyên gia để có được những chẩn đoán chính xác đồng thời có phác đồ điều trị phù hợp. 

Làm sao để ngăn ngừa u vú?

U vú là tình trạng bệnh lý phổ biến và ngày càng có xu hướng gia tăng. Việt Nam được biết đến là một trong những nước mắc u vú cao nhất trên thế giới. Chính vì thế, làm thế nào để phòng ngừa u vú luôn là quan tâm của nhiều người. Một số phương pháp sau đây có thể được kể đến:

Thường xuyên khám phụ khoa 

Trong những buổi khám phụ khoa định kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra ngực bạn để kịp thời phát hiện khối u hoặc những dấu hiệu bất thường khác. Nếu có gì đó không ổn, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp X-quang vú. 

Chụp X-quang vú thường xuyên 

Khi bước qua tuổi 40, phụ nữ nên đi chụp X-quang vú hai năm một lần cho tới khi 74 tuổi. Càng phát hiện ra ung thư vú sớm bao nhiêu thì cơ hội sống của bạn càng cao. Có thể bạn đã từng nghe nói rằng, chụp X-quang vú rất đau, nhưng cơn đau chỉ là tạm thời và cũng không hề đau hơn lúc bị tiêm. Hơn nữa, việc làm này có thể chính là “liều thuốc” cứu mạng bạn. Nếu bạn nằm trong đối tượng có nguy cơ cao mắc u bướu, hãy thảo luận với bác sĩ về tần suất chụp X-quang vú. 

Luôn cảnh giác và tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời 

Chú ý và nắm được tình trạng ngực của mình sẽ luôn giúp bạn phát hiện sớm những dấu hiệu của ung thư vú. Nếu lo lắng về những gì bạn phát hiện ra khi tự kiểm tra ngực, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức. 

Lập một nhóm phòng ngừa ung thư vú 

Hãy giúp người thân và bạn bè sống khỏe mạnh bằng cách tổ chức một bữa tiệc thường niên, trong đó mọi người sẽ cùng nhau đi chụp X-quang vú. Bằng cách làm này, bạn sẽ không còn thấy sợ quá trình thăm khám và giúp mọi người nhớ lịch đi khám.