Khi mới nghe bác sĩ chỉ định về hóa trị ung thư dạ dày, nhiều người không biết rõ đây là phương pháp gì, liệu có hiệu quả, trị hết bệnh không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp kỹ hơn về phương pháp hóa trị ung thư dạ dày, giúp bạn hiểu hơn định nghĩa, cách thực hiện cũng như giải đáp câu hỏi có chữa khỏi bệnh hay không.
Khái quát về hóa trị ung thư dạ dày
Hiểu về hóa trị ung thư dạ dày sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn. Dưới đây là một số thông tin về phương pháp điều trị này:
Hóa trị ung thư dạ dày là gì?
Truyền hóa chất điều trị ung thư dạ dày là phương pháp sử dụng các loại thuốc để có thể chữa khỏi hoặc cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Đối với ung thư dạ dày, phương pháp hóa trị có thể được sử dụng khi:
Kết hợp trước khi phẫu thuật: Việc đưa hóa chất trị liệu vào trong cơ thể người bệnh trước khi phẫu thuật ung thư dạ dày với mục đích làm kích thước khối u bé lại, giúp quá trình phẫu thuật an toàn, hiệu quả hơn.
Sử dụng hóa trị sau khi phẫu thuật giúp giảm nguy cơ tái phát: Sử dụng hóa trị sau phẫu thuật cũng có thể tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật, giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát trở lại.
Sử dụng hóa trị giúp cải thiện các triệu chứng trong giai đoạn ung thư dạ dày tiến triển và giai đoạn cuối: Những trường hợp mắc ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp hóa trị để thu nhỏ khối u, giúp cải thiện các triệu chứng bệnh. Còn với ung thư dạ dày ở giai đoạn cuối, việc sử dụng hóa trị sẽ giúp cải thiện các triệu chứng, giảm bớt đau đớn, kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Hóa trị ung thư dạ dày được thực hiện như thế nào?
Hóa trị ung thư dạ dày có thể thực hiện bằng cách uống hoặc tiêm. Người bệnh cần thực hiện một số chỉ định của bác sĩ như xét nghiệm máu, siêu âm,... để chắc chắn rằng có thể trạng tốt trước đợt hóa trị.
Xem xét tuỳ thuộc vào từng đối tượng người bệnh như thể trạng sức khỏe, mục đích hóa trị, giai đoạn ung thư, khả năng đáp ứng của cơ thể,... mà bác sĩ sẽ chọn phác đồ hóa trị ung thư dạ dày thích hợp. Người bệnh thường phải hóa trị 3 tuần/lần, đây được gọi là một chu kỳ. Có thể tiến hành từ 3 - 6 chu kỳ hóa trị.
Hóa trị ung thư dạ dày là phương pháp điều trị chính
Các loại hóa chất điều trị ung thư dạ dày thường dùng
Trên thị trường hiện có khá nhiều loại hóa chất được sử dụng trong điều trị ung thư dạ dày, thường dùng là:
- Hóa chất Fluorouracil 5 – FU (Adrucil): Được sử dụng trong điều trị các bệnh ung thư phổ biến như ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư vú. Thuốc Fluorouracil còn được sử dụng kết hợp với các chất chống ung thư khác như hóa trị hay xạ trị giúp làm tăng khả năng kiểm soát tế bào ác tính.
- Hóa chất Carmustine: Thuốc được sử dụng để điều trị một số loại ung thư như ung thư dạ dày, đa u tủy, u não,...
- Hóa chất Semustine: Semustine được sử dụng trong hóa trị liệu điều trị ung thư dạ dày, có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
- Hóa chất Doxorubicin: Được sử dụng kết hợp với các thuốc hóa trị khác bằng cách tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch.
Các loại hóa chất này có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế khả năng phát triển của chúng.
Thuốc điều trị ung thư dạ dày
>>> Xem thêm: Người bị bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu?
Điều trị hóa chất trong ung thư dạ dày có thực sự hết bệnh?
Chữa khỏi ung thư dạ dày rất khó, để cải thiện bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là giải đáp chi tiết:
Điều trị hóa chất có hết được ung thư dạ dày không?
Việc chữa khỏi bệnh ung thư một cách triệt để thật ra rất khó có thể khẳng định được chính xác. Một ví dụ như ung thư dạ dày phát hiện ở giai đoạn sớm, phẫu thuật triệt căn có thể giúp chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, về sau người bệnh vẫn có thể tái phát bởi một số lý do như:
- Tế bào ung thư đã di căn sang cơ quan khác trước khi phẫu thuật cắt bỏ.
- Cơ thể người bệnh suy giảm miễn dịch.
- Các nguyên nhân khác như người bệnh vẫn tiếp xúc với yếu tố gây ung thư tái phát như vi khuẩn, virus, hóa chất, tia phóng xạ,...
Vì vậy, để ung thư dạ dày được chữa khỏi hoặc đạt mục tiêu điều trị ban đầu, hóa trị cần kết hợp các phương pháp khác như phẫu thuật, xạ trị theo chỉ định của bác sĩ tùy trường hợp.
Kết hợp hóa trị với phương pháp khác
Ung thư dạ dày điều trị bằng hóa chất có an toàn không?
Các tác dụng phụ điển hình của hóa trị khi điều trị ung thư dạ dày là mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, táo bón, rụng tóc,...
Một số hóa chất còn có thể gây các tác dụng phụ nguy hiểm hơn như tổn thương thần kinh (Cisplatin, Docetaxel), tổn thương tim mạch (Epirubicin),…
Các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chữa triệu chứng, làm giảm nhẹ tác dụng phụ. Tuy nhiên, sau một thời gian, các tác dụng phụ này sẽ hết tùy thuộc vào loại thuốc hóa trị và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Chăm sóc người hóa trị ung thư dạ dày như thế nào?
Sau khi hóa trị, người bệnh hay gặp phải một số tác dụng phụ như rụng tóc, mệt mỏi dẫn tới lo lắng, sợ hãi. Dưới đây là một số cách chăm sóc để cải thiện sức khỏe sau hóa trị ung thư dạ dày:
- Người bệnh cần tập thể dục, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái để cơ thể luôn ở thể trạng tốt nhất.
- Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ từ 6-8 bữa/ngày, ăn chậm, nhai kỹ. Cần bổ sung thêm thực phẩm giàu protein như thịt, trứng, cá, bơ, phô mai,… Cần ăn đủ chất dinh dưỡng, chọn thực phẩm dễ hấp thu, tiêu hóa.
- Kiêng những món chiên xào, dầu mỡ. Ngoài ra, người bệnh cần phải tránh rượu bia, thuốc lá và một số chất kích thích khác có hại cho dạ dày.
- Súc miệng trước khi ăn. Nếu buồn nôn bạn có thể ăn kẹo gừng, uống nước chanh ấm nóng, nhâm nhi các loại đồ uống, nước ép hoa quả.
- Ăn nhiều rau xanh, đồ mát, uống nhiều nước (khoảng 2 lít mỗi ngày).
- Đặc biệt, trong suốt quá trình điều trị ung thư dạ dày, người bệnh nên bổ sung sản phẩm có chứa thành phần chính Oncolysin (Kẽm salicylate + Methylsulfonylmethane (MSM), cao sơn đậu căn) hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nghiên cứu năm 2017 chứng minh hoạt chất của sơn đậu căn ức chế sự di căn của tế bào. MSM là hợp chất sinh học tự nhiên được nghiên cứu ở Thụy Sĩ (2014), Hoa Kỳ (2017) đã đánh giá tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, ức chế cảm ứng cytokin gây viêm. Theo nghiên cứu năm 2017, muối kẽm có tác dụng ức chế tế bào ung thư, chống oxy hóa, chống viêm.
Trên đây là toàn bộ thông tin về hóa trị ung thư dạ dày để đạt hiệu quả cao nhất. Nếu có bất cứ câu hỏi nào thắc mắc về ung thư dạ dày và các bệnh lý ung thư khác, vui lòng để lại số điện thoại hoặc bình luận, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí cho bạn.
>>> Xem thêm: Người bị ung thư dạ dày nên lưu ý gì trong quá trình điều trị?