Nhiều người cho rằng, có khối u trong dạ dày đồng nghĩa với mắc ung thư dạ dày. Tuy nhiên, đây là một cách nghĩ hoàn toàn sai. Vậy khối u trong dạ dày có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin cơ bản về khối u dạ dày, mức độ nguy hiểm của bệnh trong bài viết này nhé.
Khối u trong dạ dày có nguy hiểm không?
Khối u dạ dày là sự phát triển bất thường của các mô hay tế bào tại dạ dày. Khối u trong dạ dày có nguy hiểm không phụ thuộc vào dạng lành tính hay ác tính. Nhìn chung, khối u dạ dày lành tính chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 5%) và ít nguy hiểm hơn so với khối u ác tính.
Mức độ nguy hiểm của u dạ dày lành tính
Với khối u dạ dày lành tính, các tế bào không lan rộng đến vùng lân cận hoặc có thể phát triển nhưng với tốc độ chậm. Chuyên gia có thể loại bỏ các khối u dạ dày lành tính trong cơ thể người bệnh bằng phương pháp phẫu thuật. Do đó, u lành dạ dày sẽ không ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Mặc dù vậy, nó vẫn có thể gây đau hoặc các vấn đề sức khỏe khác, cụ thể:
Polyp dạ dày
Polyp dạ dày là khối u có dạng tròn hoặc bầu dục, kích thước dao động từ 0,5-5cm, thường tăng trưởng trong biểu mô tuyến (1 màng mỏng phủ trên các tuyến, cơ quan và cấu trúc khác của cơ thể). Polyp có khả năng di chuyển xuống môn vị và gây hẹp môn vị. Thường tìm thấy polyp tại môn vị, hang vị, đáy dạ dày hay tâm vị. Mặc dù polyp là u lành tính nhưng cũng có thể phát triển thành u ác tính. Vì vậy, polyp dạ dày được coi như dấu hiệu tiền ung thư và cần được loại bỏ càng sớm càng tốt. Ngoài ra, polyp còn gây chảy máu dạ dày do bề mặt thô ráp và sần sùi.
Polyp dạ dày có dạng tròn hoặc bầu dục
U thần kinh
Các u thần kinh thường ít gặp hơn polyp dạ dày, kích thước phát triển từ to đến rất to. U thần kinh có thể gây viêm loét niêm mạc dạ dày và tiến triển thành u ác tính.
U cơ
U cơ phát triển rất chậm và khó có thể phát hiện. U cơ xuất phát từ lớp cơ vòng và cơ dọc dạ dày, đôi khi có thể lan đến các cơ quan khác xung quanh dạ dày. Khi u cơ phát triển lớn có thể vỡ và dẫn đến chảy máu ổ bụng. U cơ ban đầu là u lành nhưng có thể phát triển thành ung thư, cần chú ý theo dõi.
U mỡ
U mỡ xuất phát từ dưới lớp niêm mạc với kích thước lớn nhỏ khác nhau. Dạng u này thường rất khó phát hiện do không có triệu chứng. Chính vì vậy, khi phát hiện thì các khối u này đã lớn và cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày.
Mức độ nguy hiểm của u dạ dày ác tính
Tỷ lệ mắc u dạ dày ác tính hay còn gọi là ung thư dạ dày rất cao, bệnh tiến triển chậm và không có dấu hiệu cụ thể. U dạ dày ác tính khó chẩn đoán sớm và thường bị nhầm với một số bệnh lý khác của dạ dày. Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, các triệu chứng thể hiện rõ rệt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mắc:
- Vùng bụng căng chướng, đau tức.
- Đi ngoài ra máu.
- Buồn nôn, nôn ra máu.
- Đầy bụng, khó tiêu.
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn và suy nhược, thiếu sức sống, giảm cân không kiểm soát.
Ở giai đoạn muộn, khối u ác tính có thể xâm lấn và di căn đến nhiều bộ phận khác của cơ thể như gan, lách, buồng trứng,... Lúc này, các phương pháp điều trị thường ít hiệu quả.
Khối u dạ dày ác tính thường có xu hướng di căn đến các bộ phận khác của cơ thể
>>> Xem thêm: Người bị bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu?
Các phương pháp điều trị u dạ dày
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, việc điều trị u dạ dày không còn khó khăn như trước. Tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể, người mắc sẽ được điều trị bằng các phương pháp thích hợp.
Điều trị u dạ dày lành tính
Đối với dạng u dạ dày lành tính, chuyên gia sẽ sử dụng phương pháp ngoại khoa để loại bỏ các khối u ra khỏi cơ thể người bệnh. Dựa trên kích thước của khối u mà tiến hành lựa chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp:
- Khối u nhỏ: Cắt bỏ khối u và một phần của niêm mạc dạ dày.
- Khối u kích thước lớn: Cắt bỏ một đoạn dạ dày.
- Khối u có kích thước rất lớn: Cắt bỏ toàn bộ dạ dày.
Điều trị u dạ dày ác tính
Điều trị ung thư dạ dày thường khó hơn u dạ dày lành tính. Một số phương pháp được áp dụng như:
Điều trị dự phòng
Điều trị dự phòng thường áp dụng cho người bệnh trên 40 tuổi khi phát hiện sớm ung thư ở giai đoạn đầu thông qua sàng lọc. Người bệnh sẽ được chỉ định cắt bỏ dạ dày và theo dõi sau đó để tránh tái phát.
Phẫu thuật
Phẫu thuật cho phép loại bỏ các phần mô bị bệnh và tế bào ung thư, gồm:
- Cắt bỏ một phần dạ dày: Chuyên gia sẽ cắt bỏ các u ác tính và hạch bị ảnh hưởng. Người bệnh cũng có thể được chỉ định cắt bỏ các bộ phận khác nếu bị tế bào ung thư dạ dày xâm nhập.
- Cắt bỏ toàn bộ dạ dày: Khi khối u quá lớn có thể cắt bỏ các bộ phận khác nếu khối u di căn hoặc nghi ngờ di căn.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư dạ dày
Hóa trị
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để ngăn chặn các tế bào ung thư đang phát triển, nhân lên nhanh chóng. Thuốc di chuyển khắp cơ thể của người bệnh và tấn công các tế bào ung thư hay bất kỳ vị trí nào khác mà ung thư di căn đến. Phương pháp này có thể tác động xấu đến cả các tế bào khỏe mạnh.
Xạ trị
Bản chất của phương pháp xạ trị là sử dụng các tia phóng xạ có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị thường được sử dụng khi ung thư chuyển biến nặng.
Để nâng cao hiệu quả điều trị ung thư dạ dày, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính là Oncolysin (cao sơn đậu căn, methylsulfonylmethane, kẽm salicylate). Trong đó, kẽm salicylate, MSM có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm. Đặc biệt, theo nghiên cứu của Trung Quốc, sơn đậu căn chứa hoạt chất matrine và oxymatrine có khả năng ức chế sự phân chia tế bào, trung hòa acid ngoại bào, tác động đến mạng lưới ngoại bào ECM - tế bào ung thư có tổ chức để bảo vệ các tế bào này khỏi hóa chất, thúc đẩy quá trình chết tế bào theo cơ chế apoptosis. Sơn đậu căn cũng ức chế sự di căn của các tế bào ung thư.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Khối u trong dạ dày có nguy hiểm không?” Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh nhất.
>>> Xem thêm: Người bị ung thư dạ dày nên lưu ý gì trong quá trình điều trị?