Ung thư đường mật ngoài gan chắc hẳn là khái niệm còn xa lạ với nhiều người. Đây là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong khá cao. Vậy ung thư đường mật ngoài gan là gì? Phương pháp nào giúp điều trị ung thư đường mật ngoài gan? Để giải đáp những thắc mắc trên, hãy cùng tìm câu trả lời qua thông tin hữu ích trong bài viết sau đây nhé!

Ung thư đường mật ngoài gan là gì? 

Ung thư đường mật là bệnh lý ác tính phổ biến thứ hai của gan mật, chỉ đứng sau ung thư tế bào gan, chiếm khoảng 2% số trường hợp ung thư. Tuổi càng lớn thì nguy cơ bị ung thư đường mật càng cao.

Ung thư đường mật tiến triển chậm, chủ yếu xâm lấn tại chỗ. Biểu hiện lâm sàng của bệnh là tắc mật. Tình trạng tắc mật kéo dài có thể dẫn đến suy giảm chức năng gan, viêm đường mật, thậm chí tử vong.

Ung thư đường mật ngoài gan nằm ở một nhánh đường mật chính (ống gan phải hay ống gan trái), tuy chiếm một tỷ lệ nhỏ trong ung thư đường mật ngoài gan, nhưng biểu hiện lâm sàng lại tương đối khác biệt ung thư đường mật ngoài gan ở các đoạn khác: Vàng da tiến triển chậm hơn, phần gan tương ứng với ống mật bị tắc đã xơ hóa và mất chức năng khi phát hiện.

 Ung thư đường mật ngoài gan là gì?

Ung thư đường mật ngoài gan là gì?

Các phương pháp điều trị ung thư đường mật ngoài gan

Các phương pháp điều trị ung thư đường mật ngoài gan nói riêng và ung thư đường mật nói chung bao gồm:

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp loại bỏ khối u và một số mô lành bao quanh khối u. Phẫu thuật để điều trị ung thư đường mật cần được thực hiện bởi người được đào tạo chuyên sâu về bệnh lý gan và đường mật. 

Hiệu quả của phẫu thuật có thể bị hạn chế bởi kích thước khối u và vị trí di căn. Ví dụ, phẫu thuật không thể loại bỏ hoàn toàn khối u di căn xa, cần thêm các phương pháp điều trị bổ trợ. Các lựa chọn phẫu thuật thường dùng cho ung thư đường mật bao gồm:

- Phẫu thuật loại bỏ đường mật: Cắt bỏ toàn bộ đường mật. Trước tiên, bác sĩ sẽ lấy hạch ra để kiểm tra. Hạch bạch huyết là một cấu trúc nhỏ, hình dạng giống hạt đậu, giúp chống lại nhiễm trùng. Nếu có tế bào ung thư trong đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán là di căn hạch.

- Cắt gan bán phần: Nếu khối ung thư gần gan, phẫu thuật viên sẽ cắt gan bán phần. Phần gan còn lại sẽ đảm nhiệm chức năng của gan. Trong một số trường hợp, phần gan lành này sẽ phát triển về lại kích thước bình thường trong vài tuần.

- Ghép gan: Bác sĩ cắt bỏ hoàn toàn gan và đường mật, được gọi là cắt gan toàn phần. Sau đó, cấy gan của người hiến vào. Tuy nhiên, ung thư đường mật sẽ tái phát nhanh sau cấy ghép. Vì vậy, phương pháp này hiếm khi sử dụng.

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng tia X năng lượng cao hoặc hạt/tia khác để phá hủy tế bào ung thư. 

Một số trung tâm ung bướu có thể sử dụng kiểu xạ trị đặc biệt gọi là tắc mạch xạ trị. Trong phương pháp điều trị này, bác sĩ đưa các hạt phóng xạ vào động mạch cấp máu cho khối u. Các hạt này phát xạ trực tiếp vào khối u khi chúng bị bắt giữ trong mạch máu nhỏ của khối u.

Hóa trị

Hóa trị sử dụng các loại thuốc để phá hủy tế bào ung thư. Thuốc hóa trị sẽ được đưa vào cơ thể qua đường truyền tĩnh mạch hoặc đường uống để tác dụng lên toàn thân, nhất là các tế bào ung thư trong cơ thể.

Hóa trị có thể sử dụng trước phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u hoặc ở giai đoạn không phẫu thuật được nữa. 

Tác dụng không mong muốn của hóa trị phụ thuộc vào từng bệnh nhân và liều sử dụng. Một số người sẽ cảm thấy mệt mỏi, nguy cơ nhiễm trùng cao, nôn và buồn nôn, rụng tóc, giảm cảm giác thèm ăn, tiêu chảy.