Ung thư biểu mô tuyến là bệnh khá phổ biến hiện nay. Vậy ung thư biểu mô tuyến có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc của nhiều người khi không may mắc phải căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu thông tin hữu ích trong bài viết sau đây để có câu trả lời cho những thắc mắc trên nhé!

Ung thư biểu mô tuyến ở những vị trí nào?

Ung thư biểu mô tuyến có thể xảy ra ở nhiều nơi trên cơ thể như ruột kết, vú, thực quản, phổi, tuyến tụy hoặc tuyến tiền liệt. Cụ thể như sau:

- Ruột kết: Ung thư biểu mô tuyến ở ruột kết là phổ biến nhất. Ban đầu thường là polyp nhỏ, sau đó mới chuyển thành ung thư. Ung thư biểu mô tuyến ruột kết bắt đầu trong các tuyến tạo ra chất nhầy để lót ruột kết và trực tràng.

- Ngực: Ung thư biểu mô tuyến ở ngực thường bắt đầu trong các tuyến của vú, nơi tạo ra sữa.

 

Ung thư biểu mô tuyến ở vú

- Thực quản: Đây là cơ quan tiêu hóa thức ăn từ miệng đến dạ dày. Ung thư biểu mô tuyến ở thực quản thường bắt đầu trong các tuyến chất nhầy nằm ở phần dưới của thực quản. 

- Phổi: Ung thư biểu mô tuyến ở phổi thường thấy nhiều nhất ở phần bên ngoài của phổi và phát triển chậm hơn các loại ung thư phổi khác.

- Tuyến tụy: Đây là cơ quan tạo ra hormone và enzyme giúp tiêu hóa thức ăn. Khoảng 85% ung thư tuyến tụy là do ung thư biểu mô tuyến.

- Tuyến tiền liệt: Ung thư biểu mô tuyến tiền liệt thường bắt đầu trong tế bào tạo ra chất lỏng bảo vệ các tế bào tinh trùng. 

Ung thư biểu mô tuyến có nguy hiểm không?

Nhiều người thắc mắc ung thư biểu mô tuyến có nguy hiểm không? Trả lời về vấn đề này, chuyên gia cho biết: Ung thư biểu mô tuyến nói riêng và ung thư nói chung là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, có thể chữa khỏi hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn phát hiện bệnh, tế bào ung thư đã lan đến cơ quan khác chưa, tình trạng sức khỏe,… 

Khi phát hiện ung thư biểu mô tuyến ở giai đoạn sớm thì việc điều trị sẽ thuận lợi hơn. Càng để lâu, ung thư biểu mô lan rộng thì việc điều trị càng trở nên khó khăn và kết quả không cao. Dưới đây là một số phương pháp điều trị ung thư biểu mô tuyến thường được sử dụng:

- Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị cắt bỏ khối u và mô xung quanh nó. Sau đó, chuyên gia sẽ quan sát mô để xem liệu người bệnh còn tế bào ung thư trong cơ thể không. Nếu có thì phải kết hợp các phương pháp điều trị khác.

- Hóa trị: Dùng thuốc có thể tiêu diệt các tế bào ung thư biểu mô tuyến, làm chậm sự phát triển của chúng.

- Xạ trị: Dùng tia X hay proton sóng cao tần nhằm loại bỏ các tế bào bất thường. Thường xạ trị sau khi đã cắt bỏ khối u nhằm mục đích chính là giảm khả năng tái phát ung thư hay diễn tiến sang dạng xâm lấn. 

 

Ung thư biểu mô tuyến có nguy hiểm không?