Ung bướu là tình trạng tăng trưởng không kiểm soát các tế bào bất thường (tế bào ung bướu), dẫn đến xâm lấn và phá hủy cấu trúc mô bình thường của cơ thể. Theo nghiên cứu, có hơn 200 loại ung bướu khác nhau được báo cáo và ngày càng có xu hướng gia tăng.
Triệu chứng của ung bướu là gì?
Ung bướu hẳn là một thuật ngữ phổ biến trong cả y khoa và cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ung bướu là gì và triệu chứng của ung bướu là như thế nào?
Những dấu hiệu ung bướu phổ biến có thể được kể đến như:
- Mệt mỏi;
- Khối u hoặc vùng mô dày lên bên dưới da;
- Thay đổi cân nặng ngoài ý muốn;
- Đỏ da, sậm màu sa hoặc vàng da;
- Vết loét không lành hoặc thay đổi hình dạng nốt ruồi;
- Thay đổi tính chất phân hoặc thói quen đi tiểu;
- Ho kéo dài hoặc khó thở;
- Khó nuốt hoặc khản tiếng;
- Khó tiêu hoặc khó chịu sau khi ăn;
- Đau cơ, khớp không giải thích được;
- Sốt không giải thích được hoặc mồ hôi trộm;
- Chảy máu hoặc bầm da không giải thích được.
Những yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc ung bướu?
Mọi người thường sai lầm khi nghĩ rằng ung bướu là bệnh lý do di truyền. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, ung bướu là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở tất cả mọi người, mọi lứa tuổi. Bệnh có thể được kiểm soát bằng cách làm giảm yếu tố nguy cơ.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung bướu như:
- Tuổi: Ung bướu có thể cần một khoảng thời gian rất dài để phát triển. Đó là lý do tại sao nhiều người được chẩn đoán ung bướu khi đã cao tuổi và tình trạng bệnh đã phát triển nặng. Tuy nhiên, ung bướu không phải là bệnh chỉ gặp ở người già, ung bướu có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
- Những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống nhiều rượu, phơi nắng nhiều, béo phì, quan hệ tình dục không an toàn có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc ung bướu.
- Tiền sử gia đình: Mặc dù chỉ một số ít ung bướu di truyền nhưng nếu nghi ngờ thì bạn nên làm kiểm tra gen để ngăn ngừa cho tương lai. Nhưng hãy nhớ rằng mang gen đột biến chưa chắc sẽ bị ung bướu.
- Tình trạng sức khỏe: Một vài bệnh mạn tính có thể làm tăng tỷ lệ mắc ung bướu, ví dụ như loét dạ dày tá tràng có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày.
- Môi trường sống: Những hóa chất độc hại như asbestos và benzen trong nhà hoặc công xưởng có thể làm tăng yếu tố nguy cơ của ung bướu. Thậm chí hút thuốc lá thụ động (ngửi khói thuốc lá) hoặc sống chung với người hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ung bướu được chẩn đoán như thế nào?
Các bác sĩ khuyến cáo ung bướu phải chẩn đoán càng sớm càng tốt, như thế cơ hội chữa khỏi sẽ cao, đặc biệt là trong giai đoạn sớm nhất. Bác sĩ có thể dùng một hoặc nhiều phương tiện chẩn đoán ung bướu như khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, sinh thiết. Tầm soát ung bướu là cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm, từ đó việc điều trị sẽ hiệu quả hơn.
Lối sống và thói quen sinh hoạt nào có thể giúp bạn hạn chế diễn biến ung thư?
Một số lối sống và thói quen sinh hoạt sau đây có thể hỗ trợ điều trị ung bướu:
- Ngừng hút thuốc lá. Hút thuốc lá liên quan đến một số loại ung bướu như phổi, hầu họng, tụy, bàng quang, cổ tử cung và thận.
- Chế độ ăn lành mạnh: Các chuyên gia cho biết một chế độ ăn khoa học sẽ cung cấp lượng lớn chất chống oxy hóa, có thể giúp trung hòa các gốc tự do có hại trong cơ thể.
- Duy trì cân nặng lý tưởng và tập thể dục. Giữ cân nặng lý tưởng có thể làm giảm một số loại ung bướu như vú, tiền liệt tuyến, phổi, đại trực tràng và thận.
- Tránh nắng, bảo vệ da.
- Khám sức khỏe định kỳ.
Bên cạnh đó, nhiều người lựa chọn thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa hoạt chất Oncolysin giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung bướu hiệu quả. Đồng thời, sản phẩm chứa Oncolysin còn góp phần làm giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở bài viết trên, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về ung bướu để biết cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhé!