Hóa trị đã trở thành một phương pháp không thể thiếu trong phác đồ điều trị u bướu, nhất là những người u bướu nặng và lan rộng trong cơ thể. Vậy hóa trị u bướu là phương pháp như thế nào? Hóa trị có nguy hiểm không? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Hóa trị u bướu là phương pháp như thế nào?
Hóa trị là phương pháp được áp dụng từ những năm 40 của thế kỷ trước và nhanh chóng được giới y khoa công nhận là một trong những phương pháp điều trị u bướu chính thức, dùng thuốc có khả năng tiêu diệt tế bào u bướu. Chúng can thiệp vào các tế bào theo nhiều cách khác nhau. Hầu hết các dạng hóa trị đều nhắm vào những tế bào phân chia nhanh chóng và không đặc hiệu cho tế bào u bướu, vì thế có thể làm tổn thương cả những tế bào lành.
Hóa trị u bướu là phương pháp như thế nào?
Hóa trị u bướu có nguy hiểm không?
Ngày nay, hóa trị là những phương pháp điều trị u bướu thường được sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp này ngoài những ưu điểm thì cũng gây ra không ít tác dụng phụ cho cơ thể như:
Giảm các dòng tế bào máu ngoại biên
Các thuốc chống u bướu có thể làm chết các tế bào máu ngoại biên: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu; có thể gây ra một số bệnh lý tương ứng sau:
Thiếu máu: Tình trạng này thường xảy ra sau đợt hóa trị. Trường hợp nặng phải điều trị bằng cách truyền bổ sung hồng cầu, nhẹ hơn có thể dùng những thuốc kích thích tăng trưởng hồng cầu.
Giảm bạch cầu: Thường gặp nhất là tình trạng giảm bạch cầu hạt, suy giảm miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể, có thể là nguyên nhân dẫn đến dễ bị nhiễm trùng nặng, nguy hiểm đến tính mạng.
Giảm tiểu cầu: Đây cũng là tình trạng bệnh lý thường gặp sau khi sử dụng phương pháp hóa trị để điều trị u bướu.
Suy nhược, mệt mỏi
Không chỉ hóa trị mà cả những phương pháp điều trị u bướu khác như xạ trị và phẫu thuật cũng gây nên tình trạng này. Người bệnh thường suy nhược, khó thở, chán ăn, hạn chế trong những hoạt động thể lực.
Người mắc u bướu thường không đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân khiến họ trở nên mệt mỏi và suy nhược cơ thể trầm trọng. Vì thế, lời khuyên các chuyên gia dành cho bạn là áp dụng một chế độ ăn hợp lý, nhất là bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giúp trung hòa những gốc tự do có trong cơ thể.
Buồn nôn và nôn
Những thuốc điều trị u bướu thường gây cảm giác buồn nôn và nôn. Vấn đề quan trọng là cần phòng ngừa trước khi tình trạng này xảy ra vì nếu đã nôn rồi thì rất khó có thể kiểm soát triệu chứng. Vì thế, các chuyên gia thường sẽ sử dụng thuốc để kiểm soát tình trạng này.
Rụng tóc
Cơ chế tác động của những thuốc điều trị u bướu là gây hại cho những tế bào có khả năng sinh sản, tăng trưởng nhanh, đặc trưng là những tế bào u bướu, nhưng cũng ảnh hưởng đến những tế bào lành của cơ thể như nang lông, móng... làm rụng tóc, rụng lông.
Rụng tóc gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, nhất là những bệnh nhân nữ. Tuy nhiên, tác dụng phụ này có thể hồi phục sau khi kết thúc việc hóa trị. Vì thế, người nhà và bác sỹ cần tư vấn và trấn an về tác dụng phụ này để bệnh nhân an tâm điều trị.
Viêm niêm mạc miệng
Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân kết hợp xạ trị và hóa trị trong điều trị u bướu đầu, mặt, cổ hoặc do tác dụng phụ khi sử dụng các thuốc điều trị u bướu.
Độc tính lên dây thần kinh ngoại biên
Sử dụng thuốc điều trị u bướu có thể gây ra những độc tính lên dây thần kinh ngoại biên, như tê, bị châm chích, mất cảm giác hoàn toàn ở các đầu chi. Nếu không được điều trị đúng mức, có thể lan đến các phần còn lại của các chi.
Nếu độc tính lên dây thần kinh ngoại biên trở nên nặng, bệnh nhân không chấp nhận được, cần cân nhắc việc giảm liều hoặc đổi sang thuốc khác.
Độc tính lên tim
Những độc tính lên tim được chứng minh là ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Vì thế, các chuyên gia thường hỏi kỹ tiền sử bệnh, khám lâm sàng tim mạch, làm siêu âm tim trước khi điều trị, cũng như theo dõi chức năng tim mạch trong suốt quá trình điều trị.
Trường hợp bệnh nhân có những biến chứng tim mạch thì cần tùy mức độ mà cân nhắc giảm liều, tạm ngưng hoặc ngưng hẳn những thuốc đang điều trị.