Nguyên nhân gây ung thư dạ dày là gì? Giải pháp nào hỗ trợ cải thiện ung thư dạ dày an toàn, hiệu quả? Đây là thắc mắc của không ít người bởi ung thư dạ dày ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Để có câu trả lời cho những thắc mắc trên, mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin hữu ích trong bài viết sau đây!

Nguyên nhân nào gây ung thư dạ dày?

Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào ác tính hình thành nên khối u trong dạ dày. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, khối u có thể di căn đến các cơ quan trong cơ thể, gây nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày:

Bệnh lý tại dạ dày

- Viêm loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Các nghiên cứu cho thấy, nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) mạn tính có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Vi khuẩn H. pylori vào dạ dày có thể gây viêm và dẫn đến những thay đổi trong các tế bào lót dạ dày. Theo thời gian, các tế bào này trở nên bất thường và có thể dẫn đến ung thư.

Viêm teo dạ dày mạn tính, niêm mạc dạ dày mỏng đi do dạ dày bị viêm loét lâu ngày.

Di truyền

Ung thư dạ dày có thể do di truyền. Nếu trong gia đình có mẹ, cha, anh chị hoặc em bị ung thư dạ dày thì nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ cao hơn. 

Chế độ ăn uống không hợp lý

Nguy cơ mắc ung thư dạ dày sẽ tăng lên ở những người có chế độ ăn uống không hợp lý. Cụ thể như:

- Ăn ít trái cây và rau quả.

- Chế độ ăn thực phẩm nhiều muối hoặc đồ hun khói.

- Ăn thực phẩm chưa được chế biến hoặc bảo quản không đúng cách.

Môi trường ô nhiễm

Các yếu tố môi trường có thể thúc đẩy nguy cơ ung thư dạ dày như nhiễm phóng xạ, làm việc trong ngành công nghiệp cao su hoặc than.

Hút thuốc lá

Theo nghiên cứu, hút thuốc lá có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư dạ dày. 

Hệ miễn dịch suy yếu

Mặc dù có rất nhiều yếu tố gây ung thư dạ dày kể trên nhưng chủ yếu vẫn là do hệ miễn dịch suy yếu. Bình thường, khi có yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể thì hệ miễn dịch sẽ chống lại những tác nhân độc hại, tế bào lạ đó. Nhưng vì một số nguyên nhân như ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên căng thẳng, tiền sử viêm dạ dày HP,.... sẽ khiến cho hệ miễn dịch suy yếu. Lúc này, hệ miễn dịch không làm tròn chức năng vốn có, từ đó không phát hiện và tiêu diệt được những tế bào lạ (trong đó bao gồm tế bào ung thư dạ dày). Khi đó sẽ làm tăng cường quá trình oxy hóa trong cơ thể, gây mất cân bằng giữa gốc tự do và chất chống oxy hóa, tổn thương tế bào, mất hoặc suy giảm năng lượng tế bào, giảm thông tin tế bào, rối loạn quá trình chết tế bào theo chương trình, hệ quả là tăng sinh, dị sản, loạn sản tế bào, hình thành tế bào tiền u bướu, cuối cùng là dẫn đến u bướu, trong đó có ung thư dạ dày.

Lời khuyên giúp phòng ngừa ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng chữa khỏi rất cao. Theo thống kê, khoảng 30% tổng số người bị ung thư dạ dày sống được ít nhất 5 năm sau khi được chẩn đoán. Điều trị ung thư dạ dày sẽ khó khăn hơn khi chuyển sang giai đoạn sau, tỷ lệ tử vong cũng rất cao. Chính vì vậy, hãy ngăn ngừa bệnh từ khi còn sớm. Dưới đây là một số lưu ý giúp phòng tránh ung thư dạ dày từ sớm:

Duy trì cân nặng hợp lý

Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, hãy lên kế hoạch giảm cân ngay. Đặt mục tiêu giảm cân chậm và ổn định, 1 hoặc 2 kg/tuần.

Chế độ ăn uống hợp lý

Để ngăn ngừa ung thư dạ dày, hãy kết hợp nhiều trái cây và rau quả vào chế độ ăn uống của bạn mỗi ngày. Chọn loại nhiều màu sắc. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên giảm lượng thức ăn mặn và hun khói.

Bỏ thuốc lá

Nếu bạn có thói quen hút thuốc lá, hãy từ bỏ ngay. Bởi, hút thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày mà còn có thể khiến bạn mắc nhiều loại ung thư khác.  

 bo-thuoc-la-giup-cai-thien-ung-thu-da-day.jpg

Bỏ thuốc lá giúp cải thiện ung thư dạ dày