Một trong những nguyên liệu không thể thiếu vừa giúp bảo quản, vừa làm tăng mùi vị hấp dẫn trong các món ăn đó là chất phụ gia thực phẩm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đây là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Vậy thực trạng sử dụng chất phụ gia thực phẩm của các nước hiện nay như thế nào? Những chất phụ gia nào làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày?

Thực trạng sử dụng chất phụ gia của các nước hiện nay

Phụ gia thực phẩm là các hóa chất được bổ sung thêm vào thực phẩm để bảo quản, cải thiện hương vị hay tạo sự đẹp mắt cho thực phẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng những chất này lại không tuân theo quy định, lạm dụng bừa bãi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tật.

Tại Mỹ hiện nay có khoảng 10.000 loại phụ gia thực phẩm. Con số này ngày càng tăng lên, theo Cục Quản Lý Dược và Thực Phẩm Mỹ (FDA) những tác hại của chúng không kiểm soát được. Tại Việt Nam tình trạng này còn đáng lo ngại hơn vì phía sau sự hấp dẫn của những thực phẩm nhiều màu sắc, hương thơm hấp dẫn, nhiều người lại sử dụng phẩm màu, chất bảo quản, chất tạo mùi,… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người mắc.

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện có đến 70 - 80% thực phẩm được chế biến có sử dụng chất phụ gia. Theo chuyên gia dinh dưỡng, các loại phụ gia, hương liệu hóa học ngay cả khi được cho phép sử dụng cũng nên dùng càng ít càng tốt. Nếu không thật sự cần thiết thì không nên dùng.

chat-phu-gia-thuc-pham-anh-huong-lon-den-suc-khoe.jpg

Chất phụ gia thực phẩm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

Những chất phụ gia làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày 

Khi nạp các loại thức ăn, đồ uống có chứa phụ gia, khiến cơ thể khó hấp thu, chuyển hóa và hầu hết chúng đều gây hại ở nhiều mức độ khác nhau. Cụ thể như sau:

Mì chính

Mì chính hay còn gọi bột ngọt, là hóa chất gây hưng phấn não. Nó gây ảnh hưởng nhiều nhất đến thần kinh và liên quan với bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày. 

Aspartame

Aspartame (E951) là một loại đường hóa học có trong rất nhiều thực phẩm công nghiệp ít calo như như bột ngũ cốc, bánh, kẹo cho người ăn kiêng, kẹo cao su và đường ít năng lượng. Aspartame là phụ gia độc nhất trong các phụ gia. 

Năm 2014, Viện Ramazzini, một trung tâm nghiên cứu về ung thư lâu năm ở châu Âu, đã nghiên cứu về aspartame và tuyên bố rằng: “Trên cơ sở những bằng chứng về tác động gây ung thư tiềm tàng của aspartame, các cơ quan quản lý quốc tế phải coi aspartame là một vấn đề y tế công cộng khẩn cấp”.

Đường

Các nhà khoa học cho rằng, đường là một trong những nguyên nhân dẫn đến béo phì, tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Điều này được giải thích bởi tế bào mỡ giải phóng các protein gây viêm được gọi là adipokine, chúng có thể làm hỏng ADN, cuối cùng gây ra khối u. Do vậy, càng có nhiều tế bào mỡ, nguy cơ mắc ung thư, trong đó có ung thư dạ dày càng gia tăng. 

Muối nitrat

Muối nitrat là phụ gia dùng trong xúc xích, lạp xưởng, thịt nguội, thịt cá hun khói,... gây da xanh, thiếu máu, là một trong những tác nhân gây ung thư.

Muối ăn

Muối là hợp chất vô cơ với liên kết ion mạnh nên cơ thể không nên sử dụng quá nhiều (khác với muối hữu cơ trong rau, củ). Lượng muối tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo < 5g/ ngày. Ở Việt Nam hay có thói quen dùng từ 12 - 15 g/ ngày. Điều này làm tăng khả năng mắc bệnh huyết áp, tim mạch, thậm chí là ung thư dạ dày.

Hoá chất 3-MCPD trong xì dầu

Trong quy trình sản xuất xì dầu, phương pháp thủy phân bằng acid chlorhydric (HCl) cho ra 3-MCPD và một số hóa chất tương tự thuộc nhóm chloropropanol 3-MCPD. Khi đi vào cơ thể qua đường thực phẩm chất này sẽ tích tụ trong các mô mỡ và gan. Qua thời gian, liều lượng của hóa chất trên cao hơn mức an toàn, làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Theo Ủy ban Khoa học Thực phẩm châu Âu, 3-MCPD được xếp vào nhóm hóa chất có nguy cơ gây ung thư và di truyền. Vì vậy, sự hiện diện của hóa chất này trong cơ thể phải được hạn chế tối đa.