Ung thư lưỡi tuy hiếm gặp nhưng nếu đã mắc bệnh thì sẽ vô cùng khổ sở, từ chuyện ăn uống đến những sinh hoạt khác đều khó khăn, thậm chí còn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vậy ung thư lưỡi có chết không? Nguyên nhân nào gây ung thư lưỡi? Giải pháp hỗ trợ cải thiện là gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây nhé!
Nguyên nhân gây ung thư lưỡi
Lưỡi được tạo thành từ một nhóm các cơ, giúp nếm thức ăn, nuốt và nói. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những bất thường ở lưỡi nói chung và ung thư lưỡi nói riêng, bao gồm:
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá được cho là yếu tố hàng đầu trong việc làm tăng nguy cơ mắc ung thư lưỡi. Không chỉ vậy, hút thuốc lá còn có thể gây ra nhiều loại bệnh ung thư khác như ung thư phổi, ung thư vòm họng,…
Uống quá nhiều rượu, bia
Uống nhiều rượu, bia làm tăng nguy cơ mắc ung thư lưỡi. Theo thống kê, có đến 80% tổng số trường hợp mắc bệnh đều là những người có thói quen thường xuyên sử dụng rượu, bia.
Uống quá nhiều rượu, bia có thể gây ung thư lưỡi
Di truyền
Di truyền là một trong những nguyên nhân gây ung thư, trong đó có ung thư lưỡi. Những người có người thân bị ung thư lưỡi thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
Hệ miễn dịch suy yếu
Mặc dù có rất nhiều yếu tố gây ung thư lưỡi kể trên nhưng chủ yếu vẫn là do hệ miễn dịch suy yếu. Bình thường, khi có yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể thì hệ miễn dịch sẽ chống lại những tác nhân độc hại, tế bào lạ đó. Nhưng vì một số nguyên nhân như ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên căng thẳng,... sẽ khiến cho hệ miễn dịch suy yếu. Lúc này, hệ miễn dịch không làm tròn chức năng vốn có, từ đó không phát hiện và tiêu diệt được những tế bào lạ (trong đó bao gồm tế bào ung thư). Khi đó sẽ làm tăng cường quá trình oxy hóa trong cơ thể, gây mất cân bằng giữa gốc tự do và chất chống oxy hóa, tổn thương tế bào, mất hoặc suy giảm năng lượng tế bào, giảm thông tin tế bào, rối loạn quá trình chết tế bào theo chương trình, hệ quả là tăng sinh, dị sản, loạn sản tế bào, hình thành tế bào tiền u bướu, cuối cùng là dẫn đến u bướu, trong đó có ung thư lưỡi.
Ung thư lưỡi có chết không?
Ung thư lưỡi có chết không? Đây là thắc mắc của không ít người mắc bệnh. Thời gian sống của một người bị ung thư lưỡi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Ung thư được chẩn đoán ở giai đoạn nào; Sức khỏe, tinh thần của người bệnh; Phương pháp điều trị,... Những trường hợp ung thư giai đoạn muộn điều trị sẽ khá khó khăn. Tuy nhiên, nếu phát hiện ở giai đoạn sớm thì cơ hội sống rất cao. Nếu khối u nhỏ, chuyên gia sẽ cắt bỏ khối u mà không cần gây mê. Đối với khối u lớn hay đã lan rộng, việc thực hiện phẫu thuật sẽ phức tạp hơn. Một phần của lưỡi có chứa khối u sẽ được cắt bỏ, sau đó dùng da hoặc mô từ các bộ phận khác của cơ thể để tái tạo lưỡi. Nếu nặng có thể phải cắt toàn bộ lưỡi. Bên cạnh phẫu thuật, những trường hợp nặng có thể kết hợp hóa trị hoặc xạ trị, giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
Theo thống kê, khoảng 84% những người bị ung thư lưỡi giai đoạn 1 sẽ sống hơn 5 năm. Còn khi ung thư giai đoạn muộn hoặc đã di căn có tỷ lệ sống thêm 5 năm sau chẩn đoán khoảng 31.9%. Như vậy có thể thấy, ung thư lưỡi không phải là chết, nếu có phương pháp điều trị kịp thời và đúng đắn thì tiên lượng sẽ rất tốt.