Hầu hết, khi nhắc đến khối u mọi người đều nghĩ rằng là dấu hiệu của bệnh ung thư. Tuy nhiên, khối u cũng có hai loại là khối u lành tính và khối u ác tính. Vậy, khối u lành tính là gì? Phân biệt khối u lành tính và khối u ác tính bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về vấn đề này trong bài viết sau.
Khối u lành tính là gì?
Khối u được gọi là lành tính khi nó không có khả năng xâm lấn vào các mô hoặc lan rộng đến những khu vực khác của cơ thể.
Khối u lành tính có thể hình thành ở bất cứ đâu và được chia thành 5 loại tùy theo nơi chúng phát triển, bao gồm:
- U tuyến: Được hình thành trong lớp mô mỏng bao gồm tuyến, cơ quan và cấu trúc bên trong.
- Lipoma: Lipoma thường phát triển từ tế bào mỡ. Đây là loại phổ biến nhất của khối u lành tính. Lipoma thường tròn, mềm, có thể di chuyển nhẹ dưới da khi chạm vào và hay gặp ở sau cánh tay hoặc cổ.
- Khối u cơ: U cơ phát triển từ cơ trơn hoặc trong thành mạch máu.
- U sắc tố lành tính (nốt ruồi): Đây là những tăng trưởng không phải ung thư trên da.
- U xơ tử cung: Có thể phát triển trong mô xơ của bất kỳ cơ quan nào, thường là tử cung.
Khối u lành tính vẫn có thể gây nguy hiểm cho người mắc
Triệu chứng của khối u lành tính như thế nào?
Không phải tất cả các khối u đều có triệu chứng mà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí xuất hiện, loại khối u,... Chẳng hạn, khối u não lành tính thì có thể cảm thấy đau đầu, rối loạn thị lực, giảm trí nhớ. U xơ tử cung sẽ gây đau vùng chậu, chảy máu bất thường hoặc chèn ép dây thần kinh. Còn khối u gần da, vùng mô mềm thì bạn có thể cảm nhận khi chạm vào. Một số triệu chứng của khối u lành tính thường gặp, bao gồm:
- Ớn lạnh.
- Khó chịu.
- Mệt mỏi.
- Sốt.
- Đổ mồ hôi đêm.
- Giảm cân đột ngột.
U lành tính có đau không? U lành tính có nguy hiểm không?
Nhiều người thắc mắc u lành tính có đau không? Bệnh có nguy hiểm không? Trả lời về vấn đề này, chuyên gia cho biết: Dù là u lành hay u ác thì đều có thể gây nguy hiểm cho người mắc. Khối u lành tính có thể chuyển thành khối u ác tính nếu không được điều trị. Nhiều trường hợp khối u lành tính có thể chèn ép lên dây thần kinh hoặc các cơ quan khác, kích thích sản xuất quá nhiều hormone, ngăn chặn con đường cung cấp dinh dưỡng cho các cơ quan khác trong cơ thể, gây đau đớn cho người mắc,… Phương pháp điều trị phổ biến là mổ khối u lành tính.
Phân biệt khối u lành tính và khối u ác tính bằng cách nào?
Mặc dù khối u lành tính và khối u ác tính có sự khác nhau, nhưng để phân biệt thì không phải đơn giản.
Giống nhau
Khối u lành tính và khối u ác tính cũng có điểm tương đồng về quá trình hình thành. Bình thường, quá trình sinh mới và chết tế bào được điều hòa chặt chẽ, tuân theo chương trình chết của tế bào để đảm bảo chức năng của các mô, cơ quan. Cụ thể, những tế bào già, lỗi sẽ chết đi, được thay thế bằng những tế bào trưởng thành đảm bảo chức năng cho cơ thể. Tuy nhiên, khi cân bằng này bị phá vỡ, tế bào già, lỗi vẫn tồn tại và tế bào mới hình thành sẽ dẫn tới sự dư thừa, phân chia không kiểm soát và phát triển hình thành khối u.
Khối u ác tính có khả năng xâm lấn, xâm nhập vào mô và lan rộng sang các khu vực khác của cơ thể. Trong khi, khối u lành tính xuất hiện ở cơ quan nào thì sẽ phát triển ở cơ quan đó, không xâm lấn sang cơ quan lân cận.
Khối u ác tính có thể di căn sang cơ quan khác
Khác nhau
Một số đặc điểm để phân biệt khối u lành tính và khối u ác tính như sau:
Hình dạng
Khối u lành tính sờ vào mềm, nhẵn, có thể di chuyển, viền xung quanh mép đều và không gây hoại tử hay chảy máu. Khối u ác tính thì cứng hơn, mép bờ viền xung quanh không đều, không di chuyển được và có thể gây hoại tử, chảy máu.
Tốc độ tăng trưởng
Khối u lành tính phát triển chậm hơn khối u ác tính.
Di căn
Khối u lành tính chỉ xuất hiện ở cơ quan mà nó được hình thành, không có khả năng xâm nhập sang cơ quan lân cận. Ngược lại, khối u ác tính có thể xâm nhập vào các mô xung quanh và lan sang các bộ phận lân cận.
Tái phát
Khối u lành tính dễ loại bỏ và ít khi tái phát. Khối u ác tính khó loại bỏ và có nguy cơ tái phát cao ở nhiều khu vực khác nhau.
Ảnh hướng đến sức khỏe
Khối u lành tính ít ảnh hưởng đến sức khỏe hơn, khối u ác tính khiến người bệnh mệt mỏi, sụt cân nhanh, thậm chí tử vong.
Khối u gây sụt cân nghiêm trọng
Giải pháp thảo dược hỗ trợ điều trị khối u
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả của việc sử dụng thảo dược trong hỗ trợ điều trị u lành tính, u ác tính. Một phát hiện mới đó là tìm ra hoạt chất Oncolysin - kết quả của sự kết hợp chiết xuất thảo dược sơn đậu căn với hỗn hợp MSM và muối kẽm.
+ Nghiên cứu năm 2015 tại Trung Quốc cho thấy: Cao sơn đậu căn có khả năng ngăn phá vỡ lớp vỏ bọc ngụy trang bao quanh tế bào khối u để hệ miễn dịch có thể phân biệt và tiêu diệt.
+ Theo nghiên cứu năm 2010 của các nhà khoa học Mỹ, hỗn hợp MSM và muối kẽm có tác dụng chống xơ hóa, chống viêm, chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, giúp tiêu diệt tế bào khối u, ngăn chặn sự di căn của các tế bào ung thư.
Vù vậy, hãy thử dụng ngay thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa hoạt chất Oncolysin để phòng và hỗ trợ điều trị khối u hiệu quả nhé!