Những bệnh lý về u bướu là vấn đề sức khỏe hàng đầu trên toàn cầu. Ở Việt Nam, hàng năm có hàng triệu ca mắc mới và không ít người tử vong. Vậy u bướu là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến u bướu và nên phòng ngừa, điều trị như thế nào để mang lại hiệu quả, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh? Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn!
Khối u bướu là gì?
U bướu là tên chung của rất nhiều bệnh lý. Trong bệnh lý u bướu, một số tế bào của cơ thể bắt đầu tăng sinh không kiểm soát và có thể lan rộng hay xâm nhập vào các mô xung quanh. U bướu có thể bắt đầu từ bất cứ nơi nào trong cơ thể con người, được tạo thành từ hàng tỷ tế bào. Thông thường, tế bào người phát triển và phân chia để hình thành các tế bào mới khi cơ thể cần chúng. Các tế bào khác sẽ già đi hoặc bị hư hại, chúng sẽ chết và các tế bào mới sẽ thay thế, đây là quá trình apoptosis, hay còn gọi là chết tế bào theo chương trình. Tuy nhiên, khi u bướu phát triển, quá trình trật tự này bị phá vỡ. Các tế bào ngày càng trở nên bất thường, các tế bào già hoặc bị hư hỏng tồn tại và các tế bào mới hình thành không đảm bảo được chức năng (tế bào không biệt hóa). Những tế bào này có thể phân chia mà không dừng lại hình thành các khối u.
Khối u bướu là gì?
Tại Hoa Kỳ, trong năm 2016, ước tính có khoảng 15,5 triệu người mắc u bướu ở Hoa Kỳ. Trong năm 2017, có khoảng 15.270 trẻ em và thanh thiếu niên tuổi từ 0 đến 19 được chẩn đoán bị u bướu và 1.790 người chết vì căn bệnh này. Ước tính, vào năm 2018, có khoảng 1.735.350 trường hợp u bướu mới sẽ được chẩn đoán tại Hoa Kỳ và 609.640 người sẽ chết vì căn bệnh này.
Ở Việt Nam, hiện mỗi năm có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì u bướu. Phần lớn người bị bệnh u bướu đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc điều trị càng khó khăn và tốn kém.
Phân loại u bướu
Có rất nhiều loại u bướu khác nhau. U bướu có thể được đặt tên theo cơ quan hoặc mô nơi u bướu hình thành hoặc loại tế bào hình thành nó ví dụ: U bướu biểu mô, u bướu tế bào vảy. Dưới đây là một số loại u bướu:
U bướu biểu mô: Là loại u bướu phổ biến nhất. Chúng được hình thành bởi các tế bào biểu mô, là các tế bào bao phủ các bề mặt bên trong và bên ngoài của cơ thể bao gồm: U vú, đại tràng và tuyến tiền liệt, dạ dày, ruột, phổi, bàng quang, niệu quản và thận.
Sarcoma: Là bệnh u bướu hình thành trong các mô xương và mô mềm, bao gồm cơ, mỡ, mạch máu, mạch bạch huyết và mô xơ (như dây chằng).
Bệnh bạch cầu: Là u bướu bắt đầu trong mô tạo máu của tủy xương được gọi là bệnh bạch cầu. Những loại u bướu này không hình thành các khối u rắn. Thay vào đó, một số lượng lớn các tế bào máu trắng bất thường tích tụ trong máu và tủy xương, tạo ra các tế bào máu bình thường.
Lymphoma: Là u bướu bắt đầu trong tế bào lympho (tế bào T hoặc tế bào B)
U não và u cột sống
Các loại u khác: U tinh hoàn, u buồng trứng, u hạch thần kinh, u tuyến giáp…
Nguyên nhân gây u bướu
U bướu là tình trạng bệnh lý có rất nhiều nguyên nhân gây ra, tế bào lành bị tổn thương, gây đột biến và tăng sinh tế bào lạ. Một số nguyên nhân có thể được kể đến như: Viêm nhiễm kéo dài; Gốc tự do, tác nhân oxy hóa làm tăng quá trình oxy hóa trong cơ thể gây rối loạn quá trình chết tế bào theo chương trình; Suy giảm hệ miễn dịch; Tác động của môi trường: Ô nhiễm môi trường, bức xạ (tia cực tím, tia X, bức xạ hạt nhân).
Điều trị u bướu như thế nào?
Mục tiêu của điều trị u bướu hiện nay là: Tiêu diệt tế bào u bướu đã hình thành; Ngăn chặn các bước trong quá trình sinh ra tế bào u bướu; Giúp duy trì và tăng cường sức khỏe toàn trạng cơ thể, giảm các tác dụng phụ của phương pháp điều trị Tây y; Giúp kéo dài sự sống cho người bệnh.
Những bệnh lý u bướu có thể được điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, bức xạ, trị liệu nội tiết tố và điều trị mục tiêu (bao gồm cả liệu pháp miễn dịch). Việc lựa chọn phương pháp điều trị nào phụ thuộc vào loại và vị trí khối u, giai đoạn bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Một số phương pháp thử nghiệm điều trị u bướu cũng đang được phát triển. Theo ước tính hiện tại, cứ 5 người thì sẽ có 2 người mắc bệnh u bướu tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ.
Mục đích lý tưởng của việc điều trị là loại bỏ hoàn toàn khối u mà không gây thiệt hại đến những phần còn lại của cơ thể (nghĩa là chữa trị thành công với gần như không gây ra những tác dụng phụ). Đôi khi điều này có thể được thực hiện nhờ phương pháp phẫu thuật, nhưng vì tế bào u có xu hướng xâm nhập vào mô lân cận hoặc di căn đến nội tạng khác nên phương pháp phẫu thuật vẫn còn hạn chế. Những phương pháp khác như hóa trị, xạ trị thì có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tế bào bình thường, làm giảm sức đề kháng của cơ thể và gây ra nhiều tác dụng phụ như giảm bạch cầu, rụng tóc…
Hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu giải pháp điều trị u bướu dựa vào tác động làm tiêu lớp xơ hóa, tạo điều kiện cho hệ miễn dịch và thuốc điều trị tấn công phá hủy tế bào u bướu. Đây sẽ là một hướng đi hứa hẹn nhiều triển vọng trong tương lai.