Mặc dù nguyên nhân và những yếu tố gây u bướu đến nay vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải. Nhưng người ta vẫn có những bằng chứng đáng tin cậy cho thấy chế độ ăn uống là một con dao hai lưỡi. Một chế độ ăn uống “thông minh” có thể giúp ngăn ngừa hỗ trợ u bướu, ngược lại một chế độ ăn uống “bừa bãi” sẽ góp phần gây ra và tái phát u bướu. Vậy người mắc u bướu nên ăn gì, không nên ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau!

Tại sao chế độ ăn uống lại là con dao hai lưỡi với những bệnh nhân mắc u bướu? 

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, đa số bệnh nhân u bướu thường chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng. Rất ít bệnh nhân quan tâm đến việc ăn uống thế nào cho hợp lý. Nhiều người thiếu hiểu biết, lo sợ bệnh u bướu phát triển hoặc tái phát còn ăn kiêng quá mức dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phòng chống u bướu, ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều bệnh nhân u bướu không được chăm sóc dinh dưỡng trong suốt thời gian trị bệnh nên đã dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng và suy kiệt trầm trọng, khiến tình trạng bệnh không những không cải thiện mà còn nặng hơn. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng chỉ cần sụt 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời gian sống của bệnh nhân. Tình trạng phổ biến trên đa số bệnh nhân u bướu hiện nay chính là suy kiệt cơ thể. Đây có thể là phản ứng phụ của các phương pháp điều trị hiện đại như xạ trị và hóa trị hoặc do tâm lý chán nản, lo lắng của người bệnh nhưng phần nhiều là do chính khối u gây ra. Khối u làm thay đổi chuyển hóa bình thường của cơ thể, làm tiêu hao năng lượng nhiều hơn, các tế bào, mô của cơ thể bị phá hủy, bao gồm cả các khối cơ. Nhiều bệnh nhân còn không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng, không đảm bảo sức khỏe nên có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tử vong của bệnh nhân ung thư.

Con số bệnh nhân u bướu chết vì suy kiệt cơ thể trước khi chết vì khối u bướu đã phần nào cho thấy tác động xấu của tình trạng sút cân, suy kiệt, không chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày. Dinh dưỡng lúc này có tác dụng nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị đều nhằm đến mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị một cách hợp lý và khoa học có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị, phẫu thuật và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khỏe hơn.

Người mắc u bướu nên ăn gì?

Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: Đạm - bột đường - béo - vitamin, khoáng chất - nước. Các chuyên gia khuyên bạn nên có một chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động, tập thể dục thể thao... để giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khỏe, chống lại u bướu chứ không phải là "cung cấp thêm chất đạm cho khối u" như nhiều người vẫn lầm tưởng. Người nhà cũng nên khuyên người bệnh chịu khó vận động, tăng cường luyện tập thể dục tùy thuộc vào thể trạng, tránh nằm một chỗ, để cơ thể được thoải mái, đầu óc được thư giãn sẽ giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao hơn.

Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, trong thức ăn có một lượng lớn những chất chống oxy hóa, giúp trung hòa những gốc tự do trong cơ thể, quá trình tăng sinh và chết theo tế bào (apoptosis) được thực hiện bình thường, giúp cơ thể khỏe mạnh. Một số loại dinh dưỡng cần đảm bảo cho những bệnh nhân u bướu như:

Chất đạm 

Chất đạm là chất dinh dưỡng thiết yếu, được xem là thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nguồn cung cấp chất đạm phổ biến nhất là thịt. Trong thịt có nhiều loại acid amin thiết yếu. Để đảm bảo cung cấp đa dạng những loại acid amin thì bạn cũng nên cân đối giữa protein động vật và thực vật, các loại thịt màu trắng như thịt gà, thịt vịt… sẽ có lợi hơn cho sức khỏe. Nhưng cơ thể cũng nên bổ sung thêm sắt, kẽm từ những loại thịt màu đỏ như thịt lợn, bò…

Tinh bột 

Với những bệnh nhân u bướu, nên chọn những loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch...), các loại rau củ (khoai tây, khoai lang…). Bạn nên hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường đơn, những chất làm ngọt nhân tạo bởi chúng sẽ gây hại cho cơ thể. 

Chất béo 

Đây là chất dinh dưỡng cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Do đó, trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có hàm lượng chất béo nhất định. 

Rau quả 

Đây là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nhất, rất tốt cho người mắc u bướu. Tuy nhiên, bạn nên biết cách chọn lọc những loại quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản trong điều kiện lạnh. 

Trong thời gian bệnh và điều trị, bệnh nhân cũng nên thay đổi khẩu vị hàng ngày, tránh nhàm chán. Một số thực phẩm quá nhiều chất béo có thể khiến bệnh nhân khó chịu, cảm giác đắng miệng và không muốn ăn nhiều. Vì thế, các phương pháp sau đây có thể giúp người bệnh giảm thiểu được tình trạng khó chịu như:

- Súc miệng trước giờ ăn. 

- Ăn nhiều những trái cây có vị chua như cam, chanh, bưởi… (trừ trường hợp những bệnh nhân đang bị tổn thương ở vùng miệng, hầu họng).

- Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, tăng cường ăn theo sở thích và không nên ăn quá nhiều chất béo.