Khối u bàng quang là bệnh thường gặp liên quan đến hệ tiết niệu. Vậy khối u bàng quang là gì? Dấu hiệu nào giúp nhận biết khối u bàng quang và cách ngăn ngừa bệnh hiệu quả là gì? Ngăn ngừa khối u bàng quang bằng cách nào? Để có câu trả lời cho những thắc mắc này, mời quý độc giả theo dõi thông tin hữu ích trong bài viết sau!

Khối u bàng quang là gì?

Khối u bàng quang được hình thành do rối loạn quá trình chết tế bào theo chương trình. Khi các tế bào già, lỗi, lạ không chết đi trong khi tế bào mới vẫn sinh ra tập hợp lại và hình thành nên khối u. Khối u thường được hình thành từ bề mặt của bàng quang, cơ quan có hình quả bóng nhỏ trong khung chậu nơi chứa đựng nước tiểu. 

Khối u bàng quang bao gồm u lành tính và u ác tính. Trong đó u ác tính (ung thư bàng quang) là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 68.000 người trưởng thành tại Hoa Kỳ mỗi năm. Theo số liệu của Tổ chức ghi nhận Ung thư thế giới GLOBOCAN 2018, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1.502 trường hợp mắc mới và 883 trường hợp tử vong do ung thư bàng quang.

Theo thống kê, khối u bàng quang dù phát hiện sớm thì dù chữa khỏi vẫn có khả năng tái phát. Do đó, người mắc cần xét nghiệm theo dõi trong nhiều năm sau khi điều trị để kiểm soát được tình hình.

20190914_081355_644964_ung_thu_bang_quang_.max-1800x1800.jpg

Khối u bàng quang

Dấu hiệu nhận biết khối u bàng quang là gì?

Khối u bàng quang là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, việc phát hiện sớm có ý nghĩa quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh từ sớm:

Đi tiểu ra máu

Đây là một trong những biểu hiện cơ bản nhất của khối u bàng quang. Nghiên cứu cho thấy, cứ 10 người mắc bệnh, thì khoảng 8 - 9 người có hiện tượng đi tiểu không đau nhưng sẽ thấy xuất hiện máu.

Đi tiểu đau

Ngoài tiểu ra máu, tiểu đau cũng là một triệu chứng phổ biến khi xuất hiện khối u bàng quang. 

Đi tiểu rắt

Hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần đi, số lượng nước tiểu rất ít được gọi là tiểu rắt. Nếu gặp tình trạng này có khả năng bạn đang mắc khối u bàng quang.

Đau lưng, vùng xương chậu

Nếu xuất hiện những cơn đau lưng hay xung quanh vùng xương chậu thường xuyên thì rất có thể bạn đã mắc khối u bàng quang.

Giảm cân

Người mắc sẽ sút cân nhanh chóng nếu khối u bàng quang bắt đầu lan rộng ra các vùng khác. Do đó, nếu giảm cân không lý do thì bạn chớ nên chủ quan bởi đó có thể là dấu hiệu của khối u bàng quang.

Ngăn ngừa khối u bàng quang bằng cách nào?

Khối u bàng quang là bệnh lý nguy hiểm. Do đó, để ngăn ngừa bệnh hiệu quả, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh, trong đó có khối u ở bàng quang. Điều này được giải thích bởi trong khói thuốc chứa rất nhiều chất độc hại, làm tăng nguy cơ mắc u bướu nói chung và khối u bàng quang nói riêng. Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh chúng ta nên tránh xa khói thuốc ngay từ bây giờ.

Thận trọng với hóa chất 

Nếu công việc của bạn thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất, thì cần phải thực hiện tất cả những hướng dẫn an toàn để tránh phơi nhiễm, giảm nguy cơ mắc u bàng quang.

Uống đủ nước mỗi ngày

Việc uống đủ lượng nước mỗi ngày (khoảng hai lít) có thể giúp loại các chất độc ra khỏi cơ thể, làm giảm 25% nguy cơ mắc khối u bàng quang.

Chế độ ăn đủ dinh dưỡng

Ăn nhiều rau xanh và hoa quả giúp cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt các loại rau họ cải như: Súp lơ xanh, bắp cải,... có thể làm giảm nguy cơ mắc khối u bàng quang.