Người mắc u bướu nên ăn gì để tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch? Đó là thắc mắc của nhiều người. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn một chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho người mắc u bướu.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào đến bệnh nhân u bướu?

U bướu làm thay đổi chuyển hóa bình thường, khiến cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn, các tế bào, mô của dễ bị phá huỷ.

Hầu hết, các bệnh nhân u bướu chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng. Có đến 50 - 80% người bệnh bị sụt cân và 20% chết do suy dinh dưỡng nặng. Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị, làm giảm thời gian sống của người bệnh mà còn làm tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tử vong cho người mắc u bướu. 

Do đó, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.

Người bị u bướu nên ăn uống như thế nào?

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý có thể làm tình trạng sức khỏe của bệnh nhân yếu đi. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả điều trị cần thực hiện một số lưu ý sau:

Cần đảm bảo cung cấp một số loại dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày  

- Chất đạm: Thịt cung cấp cho cơ thể các loại acid amin, chất đạm cần thiết. Tuy nhiên, cần phải cân đối giữa protein động vật và thực vật để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho cơ thể. Các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khỏe. Các loại hải sản như tôm, cua, cá cũng là nguồn cung cấp các acid amin và vi chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể.

- Tinh bột: Người mắc u bướu nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mạch), các loại củ (khoai lang, khoai tây). Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, các loại phụ gia trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những lời khuyên mà các chuyên gia dinh dưỡng dành cho bạn.

- Rau quả: Người mắc u bướu nên chọn các loại rau quả đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản trong điều kiện lạnh, hạn chế làm hao hụt các vitamin trong quá trình chế biến. 

- Chất béo (Lipid): Người mắc u bướu cần đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày cần một hàm lượng lipid nhất định, trong đó, lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng.

photo1573976111949-1573976112103-crop-1573976180272676041748.jpg

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân u bướu

Những thức ăn nên hạn chế với bệnh nhân u bướu

Tùy vào thể trạng cơ thể của người bệnh, dạng bệnh và thời điểm mà có chế độ ăn phù hợp. 

- Các thực phẩm chế biến sẵn: Thịt đóng hộp, thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói… đều không nên ăn.

- Đồ uống có cồn: Bia, rượu, các loại nước ngọt đóng chai… không nên dùng.

- Thức ăn lên men: Chất lên men gây u bướu rất mạnh vì vậy không nên dùng nhiều dưa muối, cà muối, thịt ngâm.

- Thủy hải sản nuôi ở vùng ô nhiễm, nơi có chất thải công nghiệp: Hạn chế ăn trai, ốc, hến do có thể chúng sống dưới bùn có nồng độ chì cao.

Một số lời khuyên dinh dưỡng dành cho bệnh nhân u bướu

Ngoài một số dưỡng chất nêu trên thì chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên bạn nên: 

 - Ăn ít nhưng đủ dinh dưỡng, đủ năng lượng và giàu chất đạm.

- Ăn với khẩu phần nhỏ nhưng chia thành nhiều bữa trong ngày.

- Nên ăn các thức ăn mềm hoặc nhiều nước như bún, phở, mì.

- Nên hạn chế đồ có đường, thức ăn giàu chất béo.

- Ăn bất cứ khi nào người bệnh có nhu cầu nhưng phải đảm bảo đủ lượng và chất.

- Thay đổi thường xuyên các món ăn.

- Uống nhiều nước và uống từng ngụm trong vài phút.

- Vệ sinh răng miệng và súc miệng tối thiểu 4 lần trong 1 ngày.

- Khi người bệnh không ăn uống thông thường được thì phải có các phương pháp hỗ trợ thay thế.