U vú ác tính là tình trạng bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, công việc và nhất là tâm lý cho người mắc. Bệnh thường gây ra nhiều triệu chứng, trong đó, sự xuất hiện hạch là một trong những dấu hiệu phổ biến mà ít người biết. Để hiểu hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng oncolysin.com tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau. 

U vú ác tính là tình trạng như thế nào?

Theo thống kê của Tổ chức Ghi nhận ung thư toàn cầu (Globocal) năm 2018, mỗi năm nước ta có 164.671 ca mắc mới ung thư, trong đó u vú ác tính là 15.229 ca (chiếm tỷ lệ 9,2%). Tuy vậy, nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về bệnh này.

U vú ác tính (ung thư vú) là sự tăng trưởng và phát triển không kiểm soát của các tế bào không bình thường ở các phần khác nhau của vú. Hầu hết các khối u vú ác tính bắt đầu từ các ống dẫn sữa đến núm vú, một số ít bắt đầu trong các tuyến sữa.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành u vú ác tính đó là: Ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, không cho con bú, phụ nữ mãn kinh,… Bình thường mỗi giây trong cơ thể chúng ta đều có những tế bào mới được sinh ra và các tế bào già, lỗi, lạ bị chết đi, đảm bảo cơ thể phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên khi chúng ta tiếp xúc với yếu tố gây u vú ác tính kể trên sẽ làm rối loạn quá trình này, mất cân bằng trong cơ thể, các tế bào tăng sinh vô độ và không kiểm soát, dẫn đến dị sản, loạn sản tế bào. Đây chính là nguyên nhân chính hình thành u vú ác tính.

Xuất hiện hạch ở nách có thể là dấu hiệu của u vú ác tính

Hạch là tổ chức lympho xuất hiện ở nhiều vị trí của cơ thể, thường tập trung ở cổ, xương đòn, nách, bẹn,... Khi các hạch nằm nông dưới da to ra thì chúng ta sờ thấy được với hình dạng tròn như hòn bi hoặc dẹt như hình hạt đậu. Hạch có chức năng như hệ miễn dịch của cơ thể, nếu nách nổi cục cũng đau kèm sưng to là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang có vấn đề, thậm chí do ung thư.

Hạch gặp trong nhiều trường hợp như cảm cúm, nhiễm khuẩn thông thường. Tuy nhiên, nếu hạch ở vùng nách và cổ sưng đau kéo dài trên một tuần mà không rõ nguyên nhân thì bạn không nên chủ quan vì có thể đây là dấu hiệu bệnh ung thư vú. Vậy tại sao người mắc u vú ác tính hay bị nổi hạch ở nách? Điều này được giải thích do các hạch bạch huyết ở nách là nơi mà tế bào u ác tính lan rộng đầu tiên thông qua chất lỏng bạch huyết thoát ra từ vú. Nách cũng là vị trí mà phần lớn hạch bạch huyết tuyến vú dẫn lưu đến. Vì vậy, nổi hạch ở nách đau nhức có thể là dấu hiệu chẩn đoán bệnh sớm, bạn không nên chủ quan. Vậy cách điều trị nổi hạch ở nách là gì? Trước tiên, muốn biết hạch ở nách nên điều trị như thế nào thì cần xác định xem đây là bệnh gì thì mới có phương pháp điều trị thích hợp. Nếu là u vú ác tính thì chuyên gia có thể phẫu thuật hoặc kết hợp với hóa trị, xạ trị. Chính vì vậy, tùy vào bệnh mà có phương pháp điều trị phù hợp.

Ngoài việc xuất hiện hạch, u vú ác tính còn có một số triệu chứng sau:

- Thay đổi về hình dạng vú, kích thước: Nhiều chị em không sờ thấy khối u mà họ thấy ngực to hơn, trễ thấp hơn, có hình dạng bất thường so với bên vú còn lại. Đây cũng là triệu chứng của u vú ác tính, thường gặp ở những người có mô vú dày đặc. 

- Thay đổi ở núm vú: Núm vú thường dẹt hơn, tụt vào trong, tiết dịch hoặc máu. Da xung quanh núm vú có thể có vảy, viêm… là một trong những dấu hiệu cảnh báo u vú ác tính.

 - Ngứa ở ngực: Người mắc u vú ác tính do viêm thường ngứa nhiều, nổi mẩn đỏ, hay sần sùi như vỏ cam ở ngực.

- Đau vùng ngực: Nếu vùng ngực đau âm ỉ, không rõ nguyên nhân, nóng rát liên tục thì nhiều khả năng đây là dấu hiệu cảnh báo u vú ác tính.

- Đau ở vai, lưng trên hoặc cổ: Ở một số phụ nữ mắc u vú ác tính, họ cảm thấy đau ở lưng hay vai chứ không phải ở ngực hoặc vú. Cơn đau thường xảy ra ở phần lưng trên hoặc giữa 2 bả vai, dễ bị nhầm lẫn với chấn thương dây chằng, viêm xương khớp.

- Núm vú tiết dịch bất thường: Đây là một trong những biểu hiện gặp ở trên 80% nữ giới có khối u vú ác tính ở giai đoạn bệnh tiến triển. Dịch núm vú có thể có màu trắng ngà, vàng, kèm máu,…

Làm sao để phòng ngừa u vú ác tính?

Ung thư vú có tỷ lệ tử vong cao nên việc ngăn ngừa bệnh là vấn đề cần được quan tâm ở bất kỳ đối tượng nào. Sau đây là một số lưu ý giúp phòng bệnh mà bạn không nên bỏ qua:

- Nên sinh con đầu lòng trước 30 tuổi.

- Cho con bú ít nhất sáu tháng.

- Tránh hoặc hạn chế sử dụng liệu pháp hormone mãn kinh.

- Duy trì cân nặng hợp lý, áp dụng lối sống năng động, thường xuyên luyện tập thể dục để nâng cao sức đề kháng.

- Hạn chế làm việc về đêm.