Chào chuyên gia. Bác của cháu năm nay 58 tuổi, phát hiện mắc ung thư vú cách đây 2 tháng. Sau đó phải nhập viện để hóa trị nhưng dạo gần đây bác cháu thường xuyên thấy mệt mỏi, suy nhược, ăn không ngon. Xin chuyên gia cho cháu biết đây có phải tác dụng phụ của hóa trị không và bác của cháu nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào để cải thiện tình trạng này ạ? Cháu xin cảm ơn! (Như Ngọc, Ninh Bình).
Trả lời:

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn Như Ngọc. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chắc hẳn bạn đang rất lo lắng về tình tình của bác mình. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số thông tin hữu ích liên quan đến bệnh lý này, bạn nhé!

Hóa trị ung thư vú gây ra những tác dụng phụ gì?

Hóa trị là phương pháp dùng một lượng hóa chất nhằm tiêu diệt tế bào ung thư vú, thường được kết hợp với xạ trị và phẫu thuật. Có nhiều loại thuốc hóa trị được kết hợp với nhau sử dụng cho ung thư vú. Người mắc có thể tiêm tĩnh mạch hoặc dùng đường uống.

Hóa trị bên cạnh tác động vào tế bào ác tính cũng ảnh hưởng nhiều đến tế bào lành, gây ra một số tác dụng phụ sau đây: 

- Thiếu máu: Thường xảy ra sau nhiều đợt hóa trị. Trường hợp nặng phải điều trị bằng truyền hồng cầu lắng, nhẹ hơn có thể dùng thuốc kích thích tăng trưởng hồng cầu.

- Giảm bạch cầu làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng, nguy hiểm tính mạng.

- Suy nhược, mệt mỏi: Đây là tình trạng phổ biến sau khi truyền thuốc hóa trị ung thư vú. Có thể làm người mắc suy nhược, khó thở, chán ăn, hạn chế hoạt động thể lực. Đây cũng là tình trạng mà bác bạn đang mắc phải. 

- Rụng tóc: Các loại thuốc chống ung thư vú thường gây hại cho các tế bào có khả năng sinh sản, ảnh hưởng đến các tế bào có độ tăng trưởng nhanh của cơ thể như tế bào biểu bì, nang lông, móng,... làm rụng tóc (thường gặp nhất), rụng lông ở các phần khác nhau của cơ thể.

>>> Xem thêm: Cảnh giác nếu có hạch ở nách - Đây có thể là dấu hiệu của u vú ác tính

Mệt mỏi, suy nhược do hóa trị ung thư vú nên ăn gì?

Để tăng cường sức đề kháng cho bác bạn nói riêng và người mắc ung thư vú nói chung thì nên tuân thủ những lưu ý sau:

- Ăn các loại rau củ, trái cây có nhiều màu sắc: Theo chuyên gia, người hóa trị ung thư vú nên ăn nhiều trái cây, củ đa dạng màu sắc (khoai lang, cà rốt, cà chua,…) để bổ sung nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Không những thế, việc cung cấp những thực phẩm này cũng giúp tăng cường sức đề kháng và tiêu hóa tốt, kích thích cảm giác thèm ăn ở người bệnh. 

- Ăn các loại hạt như óc chó, hạt dẻ cười, hạt bí, hướng dương,… bởi chúng chứa lignan giúp cản trở sản xuất estrogen, ngăn ngừa sự lây lan của các tế bào ung thư vú.

- Nước ép trái cây giàu dinh dưỡng, cung cấp lượng lớn chất khoáng cho người mắc ung thư vú. Đặc biệt là những loại quả giàu vitamin C. Vì vậy, bác của bạn nên uống nhiều nước cam, kiwi, dâu tây,…

- Ăn đậu nành: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn đậu nành mỗi ngày giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư vú.

Trên đây là những thực phẩm mà người mắc ung thư vú như bác bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, để giảm cảm giác mệt mỏi, kích thích khẩu vị thì nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, mỗi lần chỉ cần một lượng nhỏ nhưng phải đảm bảo đủ dinh dưỡng. 

Mệt mỏi, suy nhược do hóa trị ung thư vú không nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì người hóa trị ung thư vú cũng nên hạn chế những thực phẩm sau để cải thiện tình trạng mệt mỏi, suy nhược: 

- Nho: Trong nho có chứa chất chống oxy hóa mạnh, đây là chất tốt cho cơ thể người bình thường nhưng nó lại có hại đối với bệnh nhân ung thư vú. Bởi chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm tác dụng của hóa trị, xạ trị đối với tế bào ung thư. Vì vậy những người đang điều trị ung thư vú nên hạn chế sử dụng nho.

- Rượu: Đối với người mắc ung thư vú tuyệt đối không được uống rượu. Bởi các thành phần có trong rượu kích thích tế bào ung thư vú phát triển. Vì vậy, nên tránh xa đồ uống này ngay cả khi khỏe mạnh.

- Thịt nướng: Khi thịt tiếp xúc với ngọn lửa lớn ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra các amin dị vòng (HCAs) và hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs). Đây là những hợp chất dễ dàng tác động lên tế bào gây ung thư, bao gồm cả ung thư vú. Vì vậy, nên hạn chế thực phẩm này với người đang hóa trị ung thư vú nếu không tình trạng sẽ trầm trọng hơn. Không những thế, việc bổ sung thực phẩm này sẽ làm tăng cảm giác đầy bụng, khiến người mắc ung thư vú chán ăn, từ đó khiến cho sức khỏe suy nhược nhiều hơn. 

- Thực phẩm đóng hộp: Theo nghiên cứu, nhiều thực phẩm đóng hộp chứa bisphenol - A (BPA), một chất được chứng minh là có thể phá hủy ADN. Chất này không chỉ làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2 mà còn ảnh hưởng đến những bệnh nhân đang điều trị ung thư như ung thư vú.

- Đường và các loại thực phẩm chứa nhiều đường làm tăng đột biến insulin và thúc đẩy sự phát triển của các tế bào ung thư, trong đó có ung thư vú. 

>>> Xem thêm: U vú lành tính là gì? Nguyên nhân và phân loại u vú lành tính