Chuyên gia trả lời:
Hệ miễn dịch rất quan trọng đối với cơ thể, là hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn… Vậy hệ miễn dịch là gì và làm thế nào để tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng cho mọi người, giúp phòng ngừa những bệnh lý nguy hiểm, tiêu biểu như ung bướu? Để có câu trả lời cho thắc mắc trên thì mời bạn cũng theo dõi nội dung trong bài viết sau đây!
Ung bướu là tình trạng bệnh lý như thế nào?
Khối ung bướu được định nghĩa là một tổ chức không bình thường, phát triển mạnh quá mức và không hài hào với các tổ chức bình thường xung quanh.
Đây là bệnh lý về sự rối loạn tế bào bên trong cơ thể. Bình thường, sự cân bằng giữa quá trình sinh mới và chết tế bào được điều hòa chặt chẽ, đảm bảo cho tính toàn vẹn của cơ quan và mô. Khi có đột biến xảy ra trong ADN, cơ chế chết theo chương trình của tế bào (apoptosis) bị phá vỡ, có thể dẫn đến ung bướu.
Bình thường, cơ thể tác động lại khối ung bướu bằng cơ chế miễn dịch: Cơ thể sản xuất ra các tự kháng thể chống lại các kháng nguyên của khối ung bướu. Vì thế, khi hệ miễn dịch yếu thì sẽ gây rối loạn cả một hệ thống “phòng ngự”, như không thể sản xuất đủ kháng thể, không có khả năng tự bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus; không phát hiện được những tế bào lạ như tế bào ung bướu để tiêu diệt.
>>> Xem thêm: Khối u bướu là gì? Phân loại và điều trị
5 cách tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa ung bướu hiệu quả
Ung bướu là một trong những bệnh lý nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể là lời khuyên các chuyên gia dành cho bạn để phòng ngừa ung bướu hiệu quả. Một số phương pháp sau đây có thể giúp ích cho bạn:
Cung cấp đủ protein
Một chế độ ăn cân bằng sẽ đảm bảo các chất dinh dưỡng thích hợp có thể đến được tủy xương, nơi sản sinh ra các tế bào bạch cầu. Hãy bắt đầu bằng cách ăn nhiều protein, thành phần quan trọng nhất của bạch cầu. Những thực phẩm chứa nhiều protein mà bạn nên lưu tâm là thịt, sữa, trứng và rau củ.
Chọn đúng loại chất béo
Tránh chất béo bão hòa và ăn nhiều chất béo không bão hòa là lời khuyên các chuyên gia dành cho bạn. Chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, trong khi đó những chất béo không bão hòa lại giúp cơ thể hấp thụ các loại vitamin tan trong chất béo. Các loại "chất béo tốt" này có trong ngô, vừng, đậu nành và dầu hạt bông.
Ăn carbohydrates với lượng vừa đủ
Việc tiêu thụ một lượng vừa đủ bột mì, ngô và ngũ cốc giúp tạo ra năng lượng mà cơ thể cần để sản sinh những tế bào bạch cầu. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều loại thức ăn này sẽ làm giảm mức T-lymphocytes (do đó phản ứng miễn dịch cũng giảm).
Bổ sung axit béo omega-3
Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, tảo, nhuyễn thể, một số loại rau và dầu chiết xuất từ hạt là nguồn cung cấp axit béo omega-3, giúp tăng cường hoạt động tế bào bạch cầu, sức khỏe tim mạch, cải thiện não bộ và đường tiêu hóa.
Axit béo omega-3 bao gồm 3 loại: EPA, DHA và ALA. EPA và DHA có trong cá, nhuyễn thể, và rong biển. ALA có trong một số loại rau quả như hạt lanh, hạt đậu nành, hạt bí đỏ và một số loại quả như quả hồ đào. Cơ thể dễ dàng hấp thụ EPA và DHA, nhưng ALA cần được chuyển hóa thành EPA và DHA.
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa giúp sửa chữa các tế bào bị tổn thương trong cơ thể. Một số chất chống oxy hóa là tiêu biểu như beta carotene, vitamin C và E, kẽm và selenium. Các hợp chất này có thể tìm thấy trong một số loại rau và hoa quả, hoặc trong thực phẩm bổ sung.
- Beta carotene có trong quả mơ, bông cải xanh, củ cải đường, rau bina, tiêu xanh, cà chua, ngô và cà rốt.
- Vitamin C được tìm thấy trong các loại quả mọng, bông cải xanh, xuân đào, cam, dâu tây, ớt chuông, cà chua và súp lơ.
- Vitamin E có trong bông cải xanh, cà rốt, quả hạch, đu đủ, rau bina và hạt hướng dương.
- Kẽm có trong hàu, thịt đỏ, các loại đậu, quả hạch và hải sản.
Tránh thực phẩm chế biến sẵn
Thức ăn tươi mang lại nhiều lợi ích, trong đó bao gồm tăng cường hệ miễn dịch. Bạn không nên ăn thực phẩm nghèo chất dinh dưỡng như là thực phẩm chế biến sẵn, tinh luyện, chiên xào, thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo và muối.
Thức ăn tươi, chưa qua chế biến (hoặc sơ chế) giúp tăng cường vitamin P có tác dụng thúc đẩy hệ miễn dịch bằng cách thanh lọc chất độc có trong tế bào. Bạn nên ăn chín phần trái cây và rau quả mỗi ngày để cơ thể nhận đủ lượng vitamin P.
>>> Xem thêm: Những thói quen hàng ngày gây u bướu mà nhiều người hay mắc phải