Chào chuyên gia. Tôi năm nay 36 tuổi. 2 tháng trước tôi có đi khám và được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày, phải nhập viện để xạ trị ngay sau đó. Nhưng mới qua lần xạ trị đầu sức khỏe tôi yếu đi nhiều, ăn không ngon miệng, đôi khi còn nôn, giảm 2kg liền. Nếu tình hình tiếp tục như thế này tôi sợ không đủ sức khỏe để theo hết quá trình điều trị. Xin hỏi chuyên gia tôi nên có chế độ ăn uống như thế nào để cải thiện tình trạng này ạ? (Nguyễn Sơn, Hà Nội)
Trả lời:

Chuyên gia trả lời: Chào Nguyễn Sơn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chắc hẳn bạn đang rất lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình. Chúng tôi xin cung cấp đến bạn một số thông tin như sau:

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày rất quan trọng và đặc biệt sẽ càng quan trọng hơn đối với những bệnh nhân bị ung thư dạ dày sau xạ trị. Bởi dinh dưỡng hợp lý sẽ hạn chế được quá trình phát triển của bệnh đồng thời cải thiện triệu chứng bệnh. Cụ thể, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

Ăn đầy đủ chất

Người mắc ung thư dạ dày cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là chất đạm, sắt, kẽm trong thịt gà, thịt lợn, thịt bò,… Bên cạnh đó có thể tăng hàm lượng chất béo bằng cách thêm dầu, bơ để giúp người bệnh hạn chế được những triệu chứng giảm huyết áp đột ngột, đánh trống ngực hoặc hạ đường huyết.

Ngoài ra, cần bổ sung các loại thực phẩm dễ dàng hấp thụ vào cơ thể như: Bông cải xanh, vitamin D, bơ, dầu cá và trứng.

Ăn nhiều rau củ quả tươi

Rau củ cung cấp một hàm lượng lớn các vitamin, khoáng chất, chất xơ, có lợi cho hệ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe người bệnh.

Nấu nhừ

Để phù hợp với người bệnh thì thức ăn nên được hầm nhừ hoặc nấu chín mềm để không làm gánh nặng lên cho dạ dày khi đang bị tổn thương. Đồng thời, việc tiêu hóa và hấp thụ của bệnh nhân sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu món ăn từ tinh bột được chế biến thành cháo hoặc nấu súp.

Ăn các loại nấm

Nấm có chứa nhiều hợp chất polysaccharide với tác dụng ức chế các tế bào ung thư, kích hoạt hệ miễn dịch ở những bệnh nhân ung thư dạ dày. Bên cạnh đó nấm còn chứa selen và vitamin D giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật trong đó có ung thư dạ dày. Một số loại nấm được sử dụng phổ biến như: Nấm kim châm, nấm hương, nấm rơm, nấm mèo,…

Các loại hạt khô

Hạt khô có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, ngoài ra thì chất béo thực vật có trong đó sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động của dạ dày. Tuy nhiên, nên chú ý đến cách chế biến để quá trình tiêu hóa của dạ dày được dễ dàng hơn. Một số loại hạt thường được sử dụng như: Hạt óc chó, hạnh nhân, macca, hướng dương,…